【soi kèo suwon fc】Hàng loạt doanh nghiệp thuỷ sản báo lỗ
Hàng loạt doanh nghiệp thuỷ sản báo lỗ
Bức tranh chung của các doanh nghiệp thủy sản sau 6 tháng đầu năm rất ảm đạm khi gần 70% doanh nghiệp giảm doanh thu,àngloạtdoanhnghiệpthuỷsảnbáolỗsoi kèo suwon fc nhiều đơn vị báo lỗ 2 quý liên tiếp.
Doanh thu sụt giảm, đơn hàng giảm 30-50%
Hết tháng 7/2020, các doanh nghiệp thủy sảntrên sàn niêm yết hầu hết đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 khá ảm đạm khi cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm sâu.
11 trong tổng số 16 doanh nghiệp thủy sản có doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ. Trong số này phải kể đến NGC kết thúc 6 tháng chỉ có 8,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 93,2 tỷ đồng, tương ứng mức giảm gần 91%.
Doanh thu AVF cũng cũng chỉ đạt 12,7 tỷ đồng giảm gần 73% so với cùng kỳ 2019.
Các ông lớn trong ngành thủy sản như VHC, IDI và ANV cùng lần lượt công bố mức doanh thu giảm 14%, 21% và 14% so với cùng kỳ.
Do doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020 của các doanh nghiệp thủy sản cũng giảm sâu, thậm chí báo lỗ. Trong đó, TS4, doanh thu dưới giá vốn khiến TS4 lỗ liền cả 2 quý. Luỹ kế nửa năm lỗ 23,3 tỷ đồng.
Việt An (AVF) tiếp tục báo lỗ 58 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 trong khi mục tiêu kinh doanh năm nay của công ty là hòa vốn. Thủy sản Mekong (AAM) 6 tháng cũng chỉ lãi vỏn vẹn 71 triệu đồng. So với mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 8 tỷ đồng của năm 2020 của công ty này có lẽ rất xa vời.
Doanh nghiệp đầu ngành Vĩnh Hoàn (VHC) báo lãi 6 tháng chỉ đạt 367,6 tỷ đồng giảm một nửa so với cùng kỳ do giá bán giảm và ảnh hưởng bởi Covid-19. Tiếp đó Nam Việt (Navico) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm giảm gần 79%, chỉ còn 75,5 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (IDI) cũng cho biết dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu cá tra fille đông lạnh khi thị trường bị gián đoạn, giá xuất khẩu giảm mạnh. Lợi nhuận 6 tháng giảm đến 82% so với cùng kỳ, còn hơn 40 tỷ đồng.
Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) sau nửa năm kinh doanh chỉ ghi nhận lợi nhuận hơn 5 tỷ đồng, giảm 95% so với con số gần 113 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Theo lãnh đạo của ACL, logistic bị ảnh hưởng lớn do dịch Covid-19 đã khiến việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Có thời điểm, hàng xuất khẩu bị tồn ứ gây tăng chi phí của doanh nghiệp.
Thực phẩm Sao Ta (FMC) có lẽ là doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh sáng sủa nhất trong ngành khi báo lãi ròng tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 52 tỷ đồng.
EVFTA có gỡ được khó khăn?
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thực thi từ ngày 1/8, các chuyên gia trong ngành nhận định sẽ là cú hích lớn đối với thủy sản, bởi đây là một hiệp định thế hệ mới mang tính toàn diện, đặc biệt về ưu đãi thuế quan.
Theo đó 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 - 7 năm. Cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: tôm hùm (đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%), thanh cua (đang áp thuế suất 14,2%), cá tuyết (đang áp dụng thuế suất 13%), tôm hồng (đang áp thuế suất 12%)... Các mặt hàng hàu, sò điệp, mực, cá bơn, hải sâm... đang có mức thuế nhập khẩu từ 8-11% cũng sẽ được đưa về 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế xuất nhập khẩu, theo Vasep, tham gia các FTA thế hệ mới như EVFTA, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA. Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản cũng có thể thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tạo ra động lực mở cửa thị trường...
标签:
责任编辑:La liga