【tỷ lệ kèo tỉ số】Triển vọng sáng cho “bức tranh” xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn 2018 – 2022,ểnvọngsángchobứctranhxuấtnhậpkhẩtỷ lệ kèo tỉ số lộ trình thuế quan cắt giảm sâu hơn và tiến tới về 0% đối với nhiều mặt hàng, sẽ tạo cơ hội mới để nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Có thể đạt kỷ lục kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017
Bộ Tài chính đang dự thảo 10 nghị định biểu thuế nhập khẩu (NK) ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA giữa: ASEAN, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Australia - New Zealand, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu. Việc dự thảo các nghị định mới này là để thực hiện cam kết trong nội khối ASEAN, bởi cuối năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 109/2016/NQ-CP phê duyệt Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 (Danh mục AHTN 2017), nên cần chuyển đổi mức thuế NK ưu đãi đặc biệt cho phù hợp. Do đó, các dự thảo nghị định sẽ không tác động đến việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ những hiệp định đã ký kết, đồng thời đảm bảo tính ổn định của các biểu thuế ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, do biểu thuế được xây dựng trên cơ sở bám sát cam kết tại các FTA, nên về cơ bản thuế suất không thay đổi so với lộ trình cam kết.
Trên thực tế, từ năm 2015, hàng loạt mặt hàng NK vào Việt Nam đã giảm thuế theo cam kết của các FTA. Nhiều mặt hàng theo lộ trình giảm thuế nhanh hơn và thấp hơn so với cam kết WTO và Biểu thuế NK ưu đãi (MFN). Giai đoạn 2018 - 2022, theo cam kết, lộ trình thuế quan sẽ cắt giảm sâu hơn. Từ năm 2018 thuế NK nhiều mặt hàng sẽ về 0%, những mặt hàng giữ thuế cũng sẽ giảm dần và xóa bỏ thuế quan vào năm 2022. Theo lộ trình, mức thuế bình quân dự kiến cắt giảm cho từng năm trong giai đoạn 2018 - 2022 đối với 10 FTA đã được Bộ Tài chính tính toán cụ thể.
Giảm thuế NK vào thị trường các nước theo cam kết FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu (XK), góp phần tăng trưởng kim ngạch XK. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 10 tháng năm 2017, tổng trị giá XNK hàng hoá của Việt Nam đạt 346,54 tỷ USD, tăng 21,5% (so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, tổng trị giá XK đạt 174,55 tỷ USD, tăng 21,3%; xuất siêu 2,56 tỷ USD.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên APEC 10 tháng 2017
Kim ngạch NK 10 tháng cũng được cải thiện. Tổng trị giá NK 10 tháng đạt 171,99 tỷ USD, tăng 21,6%. Đây cũng là cơ hội để đa dạng hóa thị trường NK, bởi vì, một trong những nội dung quan trọng của FTA là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, loại bỏ phần lớn thuế NK. Chính vì thế, thời gian gần đây, cán cân trên “bản đồ” nhập siêu của Việt Nam từ một số thị trường đã thay đổi. Ví như, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đang chững lại, giảm dần, thay vào đó nhập siêu tăng mạnh từ Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Những con số trên cho thấy, “bức tranh” XK trở nên sáng hơn bao giờ hết, với kim ngạch tăng cao. Theo dự báo của Bộ Công thương, nếu tốc độ tăng XK tiếp tục được giữ vững thì tổng kim ngạch XK cả năm 2017 có thể đạt khoảng 200 tỷ USD (cao hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 188 tỷ USD). Nếu đạt được con số trên, đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam đạt mức kỷ lục XK lớn nhất từ trước đến nay, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7%.
Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng các lợi thế
Việc áp dụng các biểu thuế NK mới, giai đoạn 2018 - 2022, theo ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính (cơ quan được Bộ Tài chính giao soạn thảo các Dự thảo nghị định để trình Chính phủ), sẽ không phát sinh tác động đến việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ các FTA đã ký kết, đồng thời đảm bảo tính ổn định của các biểu thuế ưu đãi đặc biệt. Ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, do biểu thuế được xây dựng trên cơ sở bám sát cam kết tại các FTA, nên về cơ bản thuế suất không thay đổi so với lộ trình cam kết.
Chủ động về chính sách thu, ngay từ đầu năm 2017, Bộ Tài chính đã tính toán tác động của các FTA đối với thu ngân sách nhà nước từ khi xây dựng dự toán trình Quốc hội thông qua vào cuối năm ngoái. Theo đại diện Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, các phương án đều nằm trong dự kiến, đồng thời cũng không quá lo ngại về việc giảm thuế NK gây ra. Bởi vì ở chiều ngược lại, thực hiện các cam kết FTA, đồng nghĩa với những ưu đãi về thuế quan, doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được lợi. Do đó, đầu vào nền kinh tế sẽ giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, dẫn tới tăng thu từ thuế nội địa, bù đắp cho giảm thu từ thuế NK.
Về phía các DN, qua trao đổi với phóng viên TBTCVN, lãnh đạo một số DN xuất nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là hàng nông thủy sản cho biết, hội nhập chính là sân chơi lâu dài và bình đẳng cho DN. Sự cạnh tranh tiếp tục trong thời gian tới là đương nhiên và việc xóa bỏ thuế NK mang lại nhiều lợi ích cho bản thân DN. Nhìn về lâu dài, hội nhập có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chuẩn bị cho đợt cắt giảm thuế NK sâu trong thời gian tới, một số DN đã lên phương án chuẩn bị, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường XK, đồng thời có chiến lược phát triển ở thị trường bán lẻ hấp dẫn trong nước với số dân hơn 95 triệu người.
Khuyến cáo các DN dưới góc độ của người làm chính sách, ông Vũ Nhữ Thăng cho rằng, các DN phải chủ động tăng cường năng lực quản trị, đổi mới chất lượng nguồn nhân lực, gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo năng lực cạnh tranh để tận dụng mọi cơ hội do các cam kết mang lại. Đây cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế khi trao đổi với phóng viên TBTCVN. Bởi vì, tham gia hội nhập, về lâu dài DN phải có chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu và thiết lập hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng để tiến nhanh, tiến chắc, không chỉ thắng trên sân nhà mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
Ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính: DN có nguồn nguyên liệu rẻ khi hàng nghìn dòng thuế về 0% Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Bộ Tài chính đã chủ động nhiều giải pháp tái cơ cấu nguồn thu NSNN, điều chỉnh chính sách thu không chỉ dựa vào thuế nhập khẩu (NK), nhằm đảm bảo giữ vững cân đối NSNN. Trong khi tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu (XNK) giảm, nguồn thu thuế nội địa được cải thiện và tăng dần. Tôi cho rằng, cùng với những thách thức, tác động tích cực của việc thực hiện các FTA trong giai đoạn tới đến nền kinh tế là khá rõ. Hàng nghìn dòng thuế về 0%, DN sẽ có nguồn nguyên liệu tốt, rẻ, nghĩa là đầu vào giảm, góp phần tăng hiệu quả cho sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho DN, góp phần tăng trưởng kinh tế. Để các DN Việt nâng cao vị thế của mình trong quá trình hội nhập, các cơ quan quản lý cũng cần đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách, cải cách thủ tục hành chính, chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho DN. Đối với các bộ, ngành, cần hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan nói chung và hàng rào kỹ thuật nói riêng phù hợp với quy định của WTO. |
Ông Ngô Trí Long: Tận dụng thế mạnh từ xu thế bất khả kháng Tình trạng nhập siêu từ một số thị trường khi thực hiện các cam kết FTA không hẳn đáng ngại. Ví dụ, thực hiện cam kết với Hàn Quốc, giúp Việt Nam tăng trưởng kim ngạch XNK. Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua 3 thị trường Mỹ, EU, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. NK từ thị trường này tăng cao có nguyên nhân từ NK máy móc phục vụ đầu tư và sản xuất XK, nên không đáng lo ngại, vì về lâu dài sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc là một “xu thế bất khả kháng”, bởi FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết, hàng hóa từ thị trường này tràn vào Việt Nam. Điều đáng lưu ý đó là, Việt Nam phải tranh thủ tận dụng được lợi thế từ VKFTA, DN Việt cần nâng cao năng lực, phát huy liên doanh liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Cùng với đó, hướng tới thay đổi cơ cấu hàng XK, không chỉ trông chờ vào những mặt hàng thế mạnh lâu nay của chúng ta đó là mặt hàng nông thủy sản, bởi trên thực tế mặt hàng nông thủy sản thường vấp phải nhiều rào cản khi các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. |
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP): Đẩy nhanh lộ trình giảm thuế NK về 0% Trong quá trình đàm phán các FTA, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP, đặc biệt khi bàn về mức thuế đối với các nhóm hàng Việt Nam không có nguồn hàng, hay sản lượng ít. VASEP rất đồng tình với cách điều chỉnh thuế để trong quá trình giảm thuế có lợi cho các DN sản xuất trong nước. Với cấu trúc NK của ngành Thủy sản Việt Nam, hơn 80% sản lượng NK về để sản xuất XK, số còn lại nhập về để gia công và tiêu thụ nội địa. Nhập về để sản xuất XK là thế mạnh của nước ta, do vậy, VASEP đã kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ đẩy nhanh lộ trình giảm thuế NK về 0% sớm hơn đối với một số mặt hàng thủy sản Việt Nam có thế mạnh về chế biến XK. Trong đó, có tôm và cá ngừ là hai mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn. Nếu lộ trình sớm hơn thì có lợi cho DN nhiều hơn. |
Ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương): FTA - đòn bẩy tăng trưởng XK Một trong những đòn bẩy cho tăng trưởng XK thời gian tới đó là các FTA. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA với những thị trường nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Liên minh kinh tế Á - Âu... Có điều, DN ít chú ý, ít được trang bị kiến thức cần thiết để tận dụng cơ hội này. FTA là cơ hội tốt cho Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ, các DN phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Ví dụ như khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, nếu chúng ta không tận dụng được thì hàng Thái Lan, Indonesia, Malaysia sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam. |
Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Việt Nam nhận đầu tư lớn từ các nước ký kết FTA Tình trạng nhập siêu từ một số nước liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự lựa chọn đối tác và công nghệ. Hiện nay, các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam cũng là những nước tham gia ký kết các FTA với Việt Nam, chẳng hạn: Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối ASEAN. Đối với một số nước trong khối ASEAN, tình trạng nhập siêu tăng cao, đặc biệt là hàng tiêu dùng cho thấy năng lực cạnh tranh của DN Việt chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, bằng việc ký kết nhiều FTA thế hệ mới với đối tác quan trọng như Mỹ, EU…, Việt Nam phải chuyển nhập siêu sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có công nghệ cao để “thay máu” nền kinh tế. Bởi nếu không, Việt Nam sẽ mãi là nước đi sau, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ là yếu tố đi đầu, tài nguyên, lao động không còn là yếu tố quyết định. |
Trần Thắng - Đức Việt
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/597d298560.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。