【kết quả trận ecuador hôm nay】Áp lực xả cổ phiếu ngân hàng vẫn cao, giá giảm hàng loạt

CKVPB bị bán tháo

VPB đang là cổ phiếu tâm điểm của nhóm ngân hàng. Liệu áp lực bán sẽ lớn đến đâu khi VPB hội tụ cả hai yếu tố: Dòng tiền liên tục dẫn đầu thị trường và giá tăng trong một xu hướng dài nhất.

Một điểm cũng rất thú vị với VPB,Áplựcxảcổphiếungânhàngvẫncaogiágiảmhàngloạkết quả trận ecuador hôm nay là cổ phiếu này chưa hề trải qua nhịp điều chỉnh ngắn hạn giống tất cả các mã ngân hàng khác. Chẳng hạn TCB tuần trước trải qua nhịp giảm gần 10% rồi mới phục hồi. MBB cũng giảm hơn 9,3%... Trong hai phiên cả nhóm ngân hàng lao dốc đầu tuần trước, VPB lại tăng 1,3%.

Tuy nhiên có một tín hiệu mà những nhà đầu tư lo ngại là VPB nhận được dòng tiền khổng lồ, nhưng lại không hề bùng nổ. Trong 5 phiên liền trước hôm nay, VPB hình thành một tín hiệu rủi ro là giá gần như đứng im quanh vùng đỉnh rất cao. Ngày nào VPB cũng có cả ngàn tỷ đồng giao dịch. Một dấu hỏi lớn chính là lượng tiền đó đang bị rút ra hay mua vào, vì người mua bỏ bao nhiêu tiền vào cũng không đẩy giá lên được do lượng cổ phiếu sang tay quá lớn.

Đến hôm nay VPB bắt đầu suy yếu nghiêm trọng. Lực cầu đỡ giá cao hoặc gần tham chiếu đã không còn nữa. Người bán phải hạ giá xuống nhiều hơn mới bán được. Thậm chí đến ít phút cuối phiên chiều VPB còn giảm xuống tận giá sàn. Kết phiên mã này vẫn mất 6,21% giá trị.

Tổng khối lượng cổ phiếu tháo chạy khỏi VPB hôm nay là 37,8 triệu đơn vị, đồng nghĩa với 2.578 tỷ đồng được thu về. Mức giá VPB biến động từ 70.200 đồng tới 66.500 đồng lúc đóng cửa, nghĩa là thay đổi khoảng 5,27% kể cả khi nhà đầu tư bán ngay từ đầu phiên.

Các cổ phiếu ngân hàng khác dĩ nhiên chịu tác động từ biến cố của VPB. Dù vậy không phải tất cả cùng giảm. Nhiều mã ngân hàng cũng vừa điều chỉnh tuần trước. Một vài mã như HDB, ACB có thông tin hỗ trợ còn tăng giá tốt. Tuy nhiên tổng thể thì nhóm ngân hàng hôm nay giảm, với nhiều mã giảm sâu như EIB giảm 1,32%, LPB giảm 5,54%, SHB giảm 4,11%, STB giảm 2,27%, VIB giảm 1,93%...

VHM lên đỉnh lịch sử

Giao dịch mạnh mẽ nhất phiên hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu họ Vin, trong đó VHM tăng 2,46%, VIC tăng 1,42%, VRE tăng 2,82%. VHM quan trọng nhất vì mức tăng cao cộng với vốn hóa lớn. Mã này cũng trở thành mã duy nhất trong nhóm có được đỉnh cao lịch sử mới.

VHM bước sang phiên thứ 3 tăng giá liên tục và lợi nhuận T+3 (nếu chốt hôm nay) vào khoảng 8,2%. Cả hai mã còn lại cũng tiến triển giá tốt, nhưng kém xa VHM: VIC lợi nhuận T+3 khoảng 4,46%, VRE khoảng 6,66%. Mặt khác, VIC còn đang loanh quanh đáy 3 tháng, VRE vẫn chưa hoàn lỗ sau 2 tháng giảm trước đó.

Nhờ sự giằng co rất tốt giữa các cổ phiếu vốn hóa lớn mà VN-Index bảo toàn được đà tăng sang phiên thứ 3. Phiên này chỉ số cũng bị mất khoảng 5,3 điểm do nhóm ngân hàng sụt giá mạnh, nhưng vẫn tăng 5,64 điểm lúc cuối phiên. Rõ ràng sự chao đảo của các cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa đủ sức nặng tạo nên nỗi lo ngại quá mức trên thị trường.

Thanh khoản rút khỏi nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên này khá lớn. Ngoài VPB giao dịch tới trên 2.500 tỷ đồng, TCB, MBB, STB, CTG cũng khớp hơn 800 tỷ đồng tới 1.000 tỷ đồng. Giá các mã này đều giảm. SHB bên sàn HNX cũng giao dịch tới gần 900 tỷ đồng và giá cũng giảm 4,11%. Ngược lại, một số mã có thanh khoản nổi trội mà rõ nhất là cổ phiếu chứng khoán với SSI, SHS, HCM, VCI, VND; cổ phiếu bất động sản với VHM, PDR...

Đây là một điều tốt vì dòng tiền trên thị trường đang rất lớn khi ngày càng có nhiều tiền mới vào. Dòng tiền tươi này chịu áp lực giải ngân rất cao, nên kể cả khi chốt lời vẫn có nhu cầu tìm kiếm cơ hội.

chứng khoán 15-6

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

23.184 tỷ đồng (0%)

706,6 triệu (-1%)

4.134 tỷ đồng (+3%)

152,9 triệu (+7%)

Khánh Nhi

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
下一篇:Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới