【lịch bóng đá laliga】Sạt lở, sụt lún đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:36:52

Sạt lở,ạtlởsụtlnđangđedọađồngbằngsngCửlịch bóng đá laliga sụt lún ngày càng gia tăng nhanh ở ĐBSCL. Không chỉ trên các dòng sông chính mà các tuyến đê ven biển cũng bị sạt lở trầm trọng. Mới đây, vụ sạt lở Gành Hào - Bạc Liêu đe dọa hàng ngàn hộ dân. Thiếu phù sa cùng với tình trạng khai thác cát, khai thác tầng nước ngầm tràn lan đang đẩy tình trạng sụt lún, sạt lở gia tăng.

Ngày 27-3, nhiều tuyến đường, cầu giao thông ở ĐBSCL cũng bị sạt lở nghiêm trọng.

“Sụt lún không phải là vấn đề mới. Nhưng giờ người dân ĐBSCL phải đối mặt với nó với mức độ khốc liệt hơn. Tốc độ sụt lún tăng lên ở các khu đô thị và khu vực khai thác nước ngầm, tạo ra nhiều lo ngại”, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung (Trường Đại học Cần Thơ) nhận định. Theo kết quả nghiên cứu từ dự án “Rise and Fall” (do các nhà khoa học từ các viện/trường tại Hà Lan và Việt Nam thực hiện): Phần lớn cao trình bề mặt đất tại ĐBSCL thấp hơn 1m so với mực nước biển; đây là yếu tố quan trọng dẫn đến việc ĐBSCL rất dễ bị tổn thương do nước biển dâng.

Đáng báo động là nước nhạt tại ĐBSCL được khai thác thông qua hệ thống bơm (từ các giếng) và được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian gần đây, lưu lượng nước dưới đất được khai thác ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Mức độ khai thác hiện tại đang vượt quá trữ lượng bổ cập tự nhiên (thông qua mưa hoặc từ nguồn nước mặt bổ cập) dẫn đến suy thoái về cấu trúc và trữ lượng của các tầng chứa nước dưới đất. Kết quả nghiên cứu của dự án cho thấy mức độ bổ cập nước đạt mức thấp do sự hiện diện của các lớp đất sét cản trở quá trình bổ cập tự nhiên. Quá trình tái bổ cập nguồn nước dưới đất diễn ra chậm cho thấy khả năng nguồn nước dưới đất hiện tại đã được hình thành từ lâu đời, khoảng 20-30 nghìn năm trước. Hơn nữa, việc khai thác nước dưới đất hiện tại có khả năng gia tăng xâm nhập mặn vào các tầng nước nhạt dưới đất. Lượng nước nhạt sẽ suy giảm trong thời gian tới do tác động của mực nước biển dâng từ quá khứ đến hiện tại cũng như thực trạng khai thác nước dưới đất.

Trong khi đó, tình trạng sạt lở diễn ra ở hầu hết các địa phương trong vùng với tốc độ và mức độ khốc liệt hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Thống kê gần đây từ các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu cho thấy: có 18 khu vực sạt lở với tốc độ 10m/năm, 37 khu vực sạt lở với 5-10m/năm và 26 khu vực sạt lở với tốc độ nhỏ hơn 5m/năm. Hầu hết các địa phương đều có hệ thống sông rạch sạt lở. Trong đó, ba vùng điển hình là vùng chịu ảnh hưởng thủy triều là chính, vùng chịu ảnh hưởng của cả triều và dòng chảy thượng nguồn, vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của thượng nguồn. Cà Mau là vùng đặc trưng sạt lở ảnh hưởng thủy triều với 48 vị trí sạt lở bờ ở sông Gành Hào, Cửa Lớn, cửa Bồ Đề, Sông Đốc… Các tỉnh phía Tây, tỉnh Tiền Giang là vùng đặc trưng ảnh hưởng của thủy triều và dòng chảy từ thượng nguồn. Các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang, có 40 khu vực xảy ra hiện tượng sạt lở.

Mặt đất thấp, ĐBSCL trở nên dễ bị tổn thương hơn đối với thiên tai và đây là trở lực cho phát triển kinh tế trong tương lai của đồng bằng. Các nhà khoa học cho rằng: Cần phải có những chiến lược thích ứng dựa trên điều kiện thực tế nhằm hạn chế tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước dưới đất gây gia tăng sụt lún và xâm nhập mặn vào nguồn tài nguyên nước dưới đất của vùng.

Các nhà khoa học cảnh báo: Sự mở rộng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông sẽ thay đổi chế độ thủy văn vùng hạ nguồn trong giai đoạn vận hành chính thức và có thể dẫn đến các vấn đề khẩn cấp nghiêm trọng. Các đập thủy điện sẽ làm gián đoạn quá trình truyền tải trầm tích, giảm mức độ màu mỡ tự nhiên tại vùng lũ cũng như các môi trường ven biển. Nước biển dâng sẽ thay đổi cân bằng giữa vùng ngọt và điều kiện cửa sông của đồng bằng, mặn hóa đồng bằng và ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất cũng như làm nhiều vùng của ĐBSCL ngập vĩnh viễn.

“Cần một chiến lược chặt chẽ đem lại an toàn cho vùng đông dân cư. ĐBSCL cần bước đi đồng bộ phát triển vùng đầu nguồn. Theo đó, hạn chế sử dụng nước ngọt sản xuất lúa 3 vụ/năm để tăng diện tích trữ nước ngọt điều hòa lại trong mùa khô hạn. Việc khai thác nước ngầm tràn lan là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình sụp lún trong vùng. Có thể thay thế khai thác nước ngầm bằng đầu tư hạ tầng thủy lợi hoặc làm ao hồ lớn trữ nước”, ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất về tài nguyên nước và khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, gợi ý.

Bài, ảnh: CAO PHONG

顶: 9踩: 65