64 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên
TheệAnĐơnvịsựnghiệpcôngtăngtựchủgiảmhỗtrợtừngânsáxem kết quả giải bóng đá ýo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trên địa bàn tỉnh là 1.832 đơn vị, bao gồm 187 đơn vị cấp tỉnh và 1.645 đơn vị cấp huyện. Trong đó 100% đơn vị SNCL cấp tỉnh (187/187 đơn vị) đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính giai đoạn 2017 - 2020, theo tinh thần Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, khối huyện vẫn còn 3 đơn vị chưa được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (chiếm tỷ lệ 0,16% tổng số đơn vị SNCL toàn tỉnh).
Trong tổng số đơn vị SNCL trên có 1 đơn vị (Bệnh viện đa khoa TP. Vinh) tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên; 64 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (chiếm tỷ lệ 3,49%); số còn lại là các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị do ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.
Các lĩnh vực có khả năng xã hội hoá cao như lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề cũng đang có bước thay đổi tích cực, giảm dần hỗ trợ từ NSNN. Lĩnh vực y tế, chỉ trong giai đoạn từ năm 2017 cho đến đầu năm 2020, đã có 18 bệnh viện tăng cường mức độ tự chủ từ đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thành đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên; 1 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo sự đồng thuận cao, tăng cường tính chủ động cho các đơn vị tự chủ từ biên chế, bộ máy đến các hoạt động thu chi tài chính, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả tối ưu.
Trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ, thủ trưởng các đơn vị được tự quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước tùy theo nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Đây là quy định tạo động lực phấn đấu cho các đơn vị, nhằm tăng cường tối đa nguồn thu được phép sử dụng, tiến tới tăng dần mức độ tự chủ.
Ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo ngạch bậc do Nhà nước quy định, các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên đều đã có nguồn để tăng thu nhập cho người lao động ở mức độ khác nhau tùy theo khả năng thu và tiết kiệm chi của đơn vị.
Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tự chủ cao hơn
Tuy nhiên, hiện nay khả năng tự chủ gắn liền với khả năng nguồn thu của đơn vị, gắn liền với số lượng học sinh, học viên, người sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, tư tưởng cố hữu của người dân là các dịch vụ y tế tuyến trên sẽ tốt hơn tuyến dưới. Các đơn vị sự nghiệp ở tuyến dưới thực tế thường có cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo, nên khó thu hút người sử dụng dịch vụ.
Trong bối cảnh NSNN còn khó khăn, nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội chưa đảm bảo thì việc đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho các đơn vị sự nghiệp là chưa thể đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị sự nghiệp công được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công. Tuy nhiên, hiện nay giá dịch vụ y tế đang phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và không cho phép các đơn vị được điều chỉnh lộ trình thực hiện, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong quá trình tăng cường mức độ tự chủ... Đây là những khó khăn của địa phương trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL.
Để khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công như giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao…, Bộ Tài chính đã dự thảo thông tư trong đó dự kiến sẽ có nhiều ưu đãi về thuế, phí, tín dụng, huy động vốn... cho các đối tượng này.
Khuyến khích xã hội hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động toàn xã hội tham gia phát triển các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế… để người dân được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Các dự án xã hội hóa hoàn thành đưa vào sử dụng bảo đảm hoạt động đúng mục tiêu đã phát huy hiệu quả; giải quyết việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Hy vọng trong thời gian tới, các quy định có liên quan đến thúc đẩy xã hội hóa đơn vị SNCL được hoàn thiện, trên cơ sở đó sẽ tháo gỡ cho các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện, để không những nâng cao đời sống cho người lao động tại các đơn vị mà còn giảm gánh nặng và tâm lý dựa dẫm vào “bầu sữa” ngân sách./.
Minh Anh