Một bữa ăn trưa của học sinh bán trúCanh cánh nỗi lo Chia sẻ về mối lo chuyện ăn uống của con tại trường,ộđộcthựcphẩmkhiănbántrúThịtthốiraudậpnátđãlenlỏivàotrườtylekeo bd 88 chị Huỳnh Ngọc Thảo (quận Thủ Đức) cho biết: “Ngày nào đón con tôi cũng hỏi bữa ăn của con hôm nay thế nào, có những món gì. Con kể ra món nọ, món kia, có hôm nói món ăn đó có mùi lạ, không giống như mẹ nấu. Tôi rất lo nhưng cũng chỉ biết dặn con, nếu cảm thấy món ăn mùi lạ, không ăn được thì bỏ chứ không được cố ăn”. Một phụ huynh khác cho biết: "Cho con ăn bán trú ở trường sợ nhất là bị đau bụng, ăn phải thực phẩm không đảm bảo. Nhiều khi tôi muốn qua trường xem con ăn uống thế nào thì giờ đó trường đóng cửa, phụ huynh không được vào". Những băn khoăn, lo lắng của các phụ huynh không phải là không có cơ sở, bởi năm nào cũng có những vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến bếp ăn trường học. Như vào tháng 2/2015, Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an phối hợp với lực lượng quản lý thị trường quận Thủ Đức, TP. HCM bắt quả tang cơ sở kinh doanh trái phép thực phẩm quá hạn với số lượng lớn do bà Lê Thị Lệ Hằng (ngụ đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Bình, quận Thủ Đức) làm chủ. Thực phẩm bẩn này được nói là đã bán cho khắp nơi tiêu dùng, trong đó có cả các trường mầm non… Đầu tháng 3/2015 là vụ 65 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3, TP HCM) có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi kết thúc bữa ăn xế. Các em học sinh có triệu chứng đau bụng, nôn ói và 4 học sinh phải nhập viện. Được biết, bữa ăn của các em do một công ty cung ứng suất ăn sẵn của TP HCM tại quận Tân Phú cung cấp. Mới đây nhất là vụ việc chiếc xe tải của Công ty Phú Nhật Hào (địa chỉ thị xã Tân Uyên, Bình Dương) chở 300 kg thực phẩm gồm 72 kg cá điêu hồng và 12 kg thịt đều bị ôi thối, rau củ quả giập nát vào Trường Tiểu học Long Bình (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) bị phụ huynh phát hiện dẫn đến đồng loạt 10 trường tiểu học cùng ký hợp đồng cung cấp bữa ăn bán trú với Công ty Nhật Phú Hào tại tỉnh Bình Dương đều bị kiểm tra đột xuất. Tiếp đó là hàng chục em học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (khu phố 5, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa trưa tại trường mà nguồn nguyên liệu cung cấp vẫn là của Nhật Phú Hào. Sau vụ việc này, thay vì để con ăn cơm tại trường như trước đây, hàng trăm phụ huynh phải đón con về nhà ăn cơm hoặc mua cơm hộp mang đến tận trường. Lỗ hổng từ quản lý bếp ăn Theo Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2010 đến 2015, trên cả nước đã có trên 38 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học khiến trên 1.400 người phải nhập viện. Thống kê cho thấy, thời điểm xảy ra ngộ độc thường vào tháng 3 đến tháng 10 hằng năm và vi sinh vật là tác nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Kế đến là độc tố tự nhiên, hóa chất. Mặc dù đã có những quy định về nguồn thực phẩm, nơi cung cấp thức ăn cho các trường học nhưng các quy định về tiếp nhận và phân chia thức ăn cho học sinh là vấn đề bỏ ngỏ. ThS.Bs Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TPHCM cho biết: “Qua phát hiện vụ ngộ độc tại trường tiểu học trên địa bàn quận 3, TPHCM cơ quan chức năng mới phát hiện ra lỗ hổng trong vấn đề quản lý bếp ăn. Trường học này nhận thức ăn từ công ty chuyên cung cấp thức ăn. Tuy nhiên do trường đóng trong khu vực trung tâm, thiếu cơ sở để tiếp nhận thức ăn. Khi đoàn đến kiểm tra thì thức ăn được giao nhận ngoài sân trường, trong môi trường bụi bẩn. Thức ăn cho trẻ được xếp dọc hành lang, và tổ chức cho học sinh ăn ngay tại hành lang. Đây là tình trạng chung của các trường học đóng tại địa bàn các quận trung tâm như quận 1, quận 3 của thành phố. Và khi xảy ra các vụ ngộ độc, bên đơn vị cung cấp đổ lỗi cho trường học, còn trường học thì không nhận trách nhiệm, do chưa có quy định cụ thể về vấn đề này”. Theo BS Huỳnh Mai, trong thời gian tới, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM sẽ kiến nghị với Bộ Y tế về việc đưa ra quy định các điều kiện tiếp nhận thực phẩm tại các trường khi thuê các công ty cung cấp suất ăn bên ngoài. Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng thừa nhận rằng, chất lượng an toàn của nguồn thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể tại trường học vẫn rất khó kiểm soát. TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, ngoài việc tăng cường kiểm tra của cơ quan chức năng, hiệu trưởng nhà trường phải là người kiểm soát và chịu trách nhiệm về nguồn thực phẩm cung cấp cho học sinh. Nếu xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học thì hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm toàn bộ. Theo Infonet Các bước sơ cứu khẩn cấp khi bị ngộ độc thuốc ngủ |