【union berlin – hoffenheim】Ra mắt cuốn sách về doanh nhân Bùi Huy Tín
Tác giả Trần Viết Ngạc giới thiệu về cuốn sách
Cuốn sách dày trên 280 trang,ắtcuốnsáchvềdoanhnhânBùiHuyTíunion berlin – hoffenheim gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.
Đáng chú ý là những thông tin về “Thực nghiệp Dân báo” với phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu, lễ tang Phan Châu Trinh với “Thực nghiệp Dân báo”, “Thực nghiệp Dân báo” và cuộc khởi nghĩa Yên Bái…
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.
Với phần lớn số trang dành về khảo tả hai tờ báo mà Bùi Huy Tín trong vai “chủ báo”, người đọc không chỉ biết kỹ hơn về hai cơ quan ngôn luận xuất hiện tại hai trung tâm chính trị quan trọng bậc nhất ở Bắc và Trung Kỳ là Hà Nội và Huế trong những thời kỳ lịch sử nhiều biến động mà hiệu ứng cuối cùng chính là hiểu hơn nhân vật trung tâm của cuốn sách: Bùi Huy Tín.
Bùi Huy Tín là một doanh nhân có nhân cách lớn, đã có nhiều đóng góp về văn hoá và kinh tế trong giai đoạn đất nước chưa giành được độc lập. Từ những thành công trên bước đường dựng nghiệp, ông tham gia tích cực vào phong trào chấn hưng thực nghiệp. Tại Huế, ông tham gia xây dựng một phần Trường Quốc Học, nhà thương Huế, lò Tế sanh, thành lập nhà in Đắc Lập…
“Với ba cơ sở báo chí, in và xuất bản trong tay, Bùi Huy Tín không chỉ là một nhà thầu xây dựng, nhà kiến thiết đồn điền, ông còn là một nhà hoạt động văn hoá có đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của báo chí và xuất bản, gắn với phong trào chấn hưng thực nghiệp, phong trào đấu tranh đòi độc lập”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhận định.
Tác giả Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.