Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 với chủ đề “Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng,ìmmôhìnhtăngtrưởngbềnvữngchoViệkeo nha cai vn bền vững môi trường và hòa nhập xã hội”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/1. Tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhìn nhận sau quá trình 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống người dân được cải thiện. Từ một quốc gia kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tốc độ GDP của Việt Nam năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, nội tại của nền kinh tế như: Các khủng hoảng về kinh tế môi trường trong thời gian qua và giới hạn về tài nguyên cho thấy thành tựu vẫn còn khá mong manh, chưa ổn định. GDP bình quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình vẫn còn hiện hữu. Phân tích về nguy cơ từ bẫy thu nhập trung bình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Theo kịch bản xây dựng đến năm 2035, Việt Nam phấn đấu đạt thu nhập trung bình ở mức trung bình cao, khoảng 10.000-12.000 USD. "Con số này ở thời điểm hiện tại là cao, nhưng đến lúc đó đã là thấp, vì các nước đều phát triển không chờ đợi chúng ta. Ta làm được một thì họ cũng làm được một, thậm chí là hơn thế. Do đó, nếu không năng động tìm ra động lực phát triển mới, Việt Nam khó thoát bẫy thu nhập trung bình", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, để đuổi kịp được các quốc gia phát triển, Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 8% liên tục trong vòng 10 hoặc 20 năm tiếp theo. Cộng vào đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Chia sẻ thêm với quan điểm của TS. Nguyễn Đình Cung, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam cho rằng, lâu nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dựa vào nguồn lao động giá rẻ. Thời đại đó đã qua, Việt Nam hiện cần tập trung nâng cao năng suất lao động và tăng tính cạnh tranh cho lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực Việt Nam phải được đào tạo trang bị những kỹ năng tốt, cao cấp hơn, để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Qua đó, mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi về tay nghề trong cuộc cách mạng 4.0 khắt khe đặt ra. Đề xuất giải pháp tháo gỡ Nhận thức rõ được những rào cản đối với nền kinh tế Việt Nam có thể hiện hữu ngay trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải hóa giải những thách thức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế Việt Nam. Và để giải quyết, theo Bộ trưởng Việt Nam cần tập trung vào một loạt các giải pháp, bao gồm: Tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc nguồn vốn FDI; phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo; phát huy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và đô thị; đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội; phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo quan điểm của PGS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cần được xây dựng dựa trên ba trụ cột chính: Tăng trưởng kinh tế; quản lý, bảo vệ môi trường và sự tham gia đóng góp của xã hội. "Cả ba trụ cột này sẽ được hưởng lợi đáng kể nhờ vào sự phát triển công nghệ đến từ cuộc cách mạng số. Do đó, Việt Nam là quốc gia phát triển sau, không có gì để mất. Chúng ta cần phải triệt để học kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt với mô hình kinh tế số phát triển vượt bậc tại Singapore, được ứng dụng vào hầu hết các ngành, nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao", ông Khương nói. Quan điểm của TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam chỉ có thể phát triển khi Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, vì chỉ có kinh tế thị trường mới thúc đẩy được cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững./. Văn Nam |