发布时间:2025-01-10 16:44:19 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Hỗ trợ 200.000 USD cho startup Việt Nam trong dịch COVID-19
Ngày 30/03,ứckinhdoanhhmớinhấtnóngnhấtngàc1 nữ Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Bộ KH&CN và startup được Google đầu tư - ELSA - công bố hợp tác nhằm chia sẻ, đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại bởi đại dịch COVID-19, văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (văn phòng Đề án 844), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 đô la Mỹ nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng ứng dụng học phát âm ELSA Speak.
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan được Bộ KH&CN giao chức năng quản lý nhà nước về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia nhận định: “Việc hợp tác với ELSA là hoạt động ý nghĩa với cộng đồng startup Việt Nam, góp phần nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh của các doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt. Bản thân ELSA cũng là một startup, ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động tài trợ của ELSA vào thời điểm này càng cho thấy giá trị tương hỗ trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”.
Ngành dệt may, da giày và thuỷ sản kiến nghị hỗ trợ vượt qua dịch bệnh
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cùng các doanh nghiệp hội viên gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong thời gian dịch bệnh.
Ngành dệt may, da giày và thuỷ sản hiện nay là những ngành kinh tế chủ chốt, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt gần 80 tỷ USD và tạo ra việc làm cho gần 8 triệu lao động. Dịch Covid-19 đang diễn biến phực tạp, với tâm dịch ở Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… đây cũng chính là thị trường chính xuất khẩu dệt may, da giày và thuỷ sản Việt Nam.
Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc 3 hiệp hội đã bị huỷ, hoãn giao hàng, không ký được đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiết hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản. Hiệp hội VASEP, VITAS và LEFASO đều có các báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của dịch bệnh. Ba hiệp hội gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các bộ, ngành các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đến các doanh nghiệp.
Trước mắt, các hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động ngừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tuỳ theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng. Dùng tiền dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao đông, còn 50% do doanh nghiệp chi trả. Dùng tiền dư quỹ BHXH và BHTN cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để chi phí cho người lao động. Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHTN từ 1% xuống còn 0,5%.
Về lương của người lao động, các hiệp hội đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép lựa chọn 1 trong 2 giải pháp. Người lao động chấp nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng do 2 bên thoả thuận. Đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Luật Lao động 2019, trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng, từ ngày 15 trở đi mức lương do 2 bên thoả thuận.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, các hiệp hội xin cho phép nộp chậm thuế doanh nghiệp 2019 đến hết 2020 và không tính lãi nộp chậm. Thuế VAT hoãn cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và không tính lãi nộp chậm. Các hiệp hội cũng xin miễn kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp và phí công đoàn cho người lao động trong năm 2020.
Hội đồng châu Âu thông qua thủ tục cuối cùng cho EVFTA
Theo TTXVN, ngày 30/3, Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA).
Quyết định này, về phía EU, sẽ mở đường cho Hiệp định bắt đầu đi vào hiệu lực.
Một khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực, thời gian dự kiến là vào đầu mùa Hè tới.
Ông Gordan Grlić Radman, Bộ trưởng ngoại giao và phụ trách các vấn đề châu Âu của Croatia - nước Chủ tịch luân phiên EU - cho biết Hiệp định này là văn bản thứ hai mà EU ký kết với một quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore.
Đây cũng là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký với một quốc gia đang phát triển.
EVFTA quy định loại bỏ gần như hoàn toàn (99%) thuế hải quan giữa hai bên.
65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ biến mất ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.
Liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU, 71% thuế sẽ "biến mất" ngay khi Hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.
EVFTA cũng giảm nhiều hàng rào phi thuế quan hiện có trong giao dịch thương mại với Việt Nam và mở ra các thị trường dịch vụ và mua sắm công của Việt Nam cho các công ty EU.
WB đề nghị G20 tránh hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 30/3 đã đề nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tránh áp dụng các hạn chế xuất khẩu mới đối với các thiết bị y tế, lương thực hay các hàng hóa thiết yếu khác khi thế giới đang phải ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong một thông báo gửi tới hội nghị trực tuyến của các bộ trưởng thương mại G20, bà Mari Pangestu, Giám đốc quản lý chính sách phát triển và đối tác của WB, cho rằng dịch COVID-19 được dự báo sẽ đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu, “phá vỡ” các chuỗi cung ứng và tác động tiêu cực tới các đầu mối thương mại quan trọng trên toàn cầu.
Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước nghèo trên thế giới do nguồn cung thiết bị y tế hạn chế, WB đề nghị các nước G20 dỡ bỏ hoặc giảm bớt thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu để ứng phó với dịch COVID-19, đồng thời giảm hoặc tạm thời không áp thuế quan và các loại thuế khác đối với hoạt động xuất khẩu thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác.
Lạng Sơn quyết liệt tìm biện pháp giảm ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu
Trước tình trạng ùn ứ các xe hàng hóa tại khu vực cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn đang triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thúc đẩy hàng hóa thông quan, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo báo cáo nhanh của lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn, đến thời điểm này, có khoảng 1.300 xe đang chờ thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị sang Trung Quốc. Nguyên nhân việc ùn ứ các xe nông sản là do tăng cường kiểm soát dịch bệnh Covid – 19, khâu kiểm soát y tế với các xe qua lại cửa khẩu được thực hiện chặt chẽ hơn, dẫn đến thời gian thông quan lâu hơn.
“Xe chở hàng từ Bình Thuận - Phan Thiết. Tôi ra đây tắc ở cửa khẩu Tân Thanh đã 6 - 7 ngày rồi. Nay chuyển qua đây cũng mất 2 - 3 hôm nữa mới qua được. Chở Thanh Long ra chờ lâu quá cũng sợ Thanh Long xuống mầu rồi. Mất sắc mầu Trung Quốc không chịu nhận hàng cũng rất là lo”, lái xe Đặng Út Em, tỉnh Bình Thuận cho biết.
Đến hết ngày 29/3, tại các cửa khẩu Lạng Sơn tồn đọng hơn 1.400 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khu vực các cửa khẩu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt.
Bảo My(t/h)
相关文章
随便看看