【ac milan vs bologna】Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Nhiều tiềm năng cần được khai thác Trở lại làng gốm Phước Tích cùng với đoàn khách du lịch là đại diện các doanh nghiệp lữ hành toàn quốc, ai cũng mê khung cảnh bình yên của làng quê và tỏ ra thích thú với nghề gốm ở Phước Tích. Đại diện một doanh nghiệp lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Được hướng dẫn và tự tay làm gốm rất thú vị. Những trải nghiệm ở đây có cảm giác đưa mọi người về lại tuổi thơ, về với những nét đẹp chân chất, mộc mạc. Điều đó là chất liệu để khai thác du lịch”. Không chỉ ở Phước Tích, tại Huế có nhiều nghề, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch. Theo lãnh đạo Sở Du lịch, Thừa Thiên Huế là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa gần 400 năm và gần 160 năm là kinh đô của quốc gia dưới hai triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, là nơi lưu giữ và lan truyền những “vẻ đẹp” mang tính thời gian. Huế cũng là vùng đất hội tụ tinh hoa tài năng sáng tạo của cả nước, chứa đựng một kho tàng văn hóa khổng lồ đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, kiến trúc cùng các loại hình làng nghề truyền thống độc đáo được lưu truyền đến ngày nay. Mỗi làng nghề có những đặc trưng rất độc đáo, rất riêng, như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, làng rèn Hiền Lương, làng kim hoàn Kế Môn, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng mây tre đan ở Bao La, làng hoa giấy Thanh Tiên,... Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, địa phương, các nghề, làng nghề của tỉnh được khôi phục, sản xuất kinh doanh có thu nhập khá và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường như rượu Thủy Dương, làm bún Vân Cù, Ô Sa, chế biến nước mắm Phú Thuận, mộc Mỹ Xuyên… đồng thời tỉnh còn du nhập, phát triển thêm một số ngành nghề như mộc mỹ nghệ, thêu ren, mây tre, đan đã góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho biết, theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận 7 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố. Các kết quả khảo sát điều tra cho thấy, bên cạnh việc còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Theo lãnh đạo Sở Du lịch, thực tế, nhiều làng nghề đã được định hướng, kết hợp phát triển du lịch và mang lại những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật có phần lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công, truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi... Đó là một trong những trăn trở khi gắn kết phát triển du lịch nghề, làng nghề. Đầu tư phát triển Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có đề án “Phát triển du lịch nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030”, nhằm đưa ra một kế hoạch tổng thể kết hợp lại trong một hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống để chuyển tải các giá trị cộng đồng và là điểm đến của du lịch, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử cũng như thúc đẩy các giá trị kinh tế - xã hội của làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung. Việc phát triển du lịch làng nghề sẽ góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Đây là một trong những cơ sở để giải quyết việc làm tại chỗ, gắn với thực hiện chủ trương, chính sách phát triển theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Để phát triển du lịch nghề, làng nghề không chỉ cần sự nỗ lực của ngành du lịch mà cần sự hợp lực của nhiều ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Ngành du lịch và các đơn vị, địa phương cần tập trung nhiều giải pháp, trong đó sẽ định hướng phát triển các địa điểm, tuyến du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Nghiên cứu, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch. Ngành du lịch phối hợp các đơn vị có liên quan cần định kỳ nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch để làm cơ sở xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến quảng bá điểm đến, sản phẩm và thương hiệu du lịch làng nghề truyền thống theo từng thị trường mục tiêu. Đa dạng hoá hình thức xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng. Theo ông Phúc, ngành Du lịch sẽ số hoá 3D một số điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống điển hình để phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu trực quan hơn về các sản phẩm, dịch vụ làng nghề truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước. Khách trải nghiệm làm gốm tại làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền) Khách quốc tế thử làm hương khi ghé tham quan làng hương Thủy Xuân (TP. Huế) Du khách Hà Nội tìm hiểu nghề làm nón khi đi du lịch Huế
相关推荐
-
Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
-
Tập đoàn BRG cùng đối tác chiến lược Hilton thảo luận phương án nâng cấp Khách sạn Hilton Hà Nội Ope
-
Tiêu chuẩn an toàn về các sản phẩm dành riêng cho vật nuôi
-
Gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi
-
Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
-
Giá vàng trong nước và thế giới cùng “giậm chân tại chỗ”
- 最近发表
-
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Xử phạt hàng loạt cở sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm y tế trên địa bàn Hà Nội
- Tiếp tục siết chặt đăng kiểm xe ô tô trong năm 2023
- Chính phủ yêu cầu giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030
- Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- Hơn 50 nền tảng công nghệ ra mắt phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia
- Báo giá cửa nhôm Xingfa nhập khẩu chính hãng năm 2022
- 99% doanh nghiệp tham gia dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Mạnh tay xử lý nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh 'dởm'
- 随机阅读
-
- Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- BHXH Việt Nam: Thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong chuyển đổi số
- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu chúc mừng Trung tâm Truyền thông nhân Ngày Báo chí Cá
- Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- Chính phủ chỉ đạo bình ổn giá cả dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán năm 2023
- Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
- Hà Nội triệt phá cơ sở lắp ráp, gia công sạc điện thoại nhái thương hiệu Samsung
- Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
- Kinh tế số
- Công ty TNHH San Hà khai trương cửa hàng tại TP.Tân An
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Bộ Tài chính đề xuất một số biện pháp kiểm soát lạm phát
- Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: 'Càng sớm, càng rộng, càng thoáng càng tốt'
- Điều kiện để người lao động bị mắc Covid
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ADB dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay
- Các cách tạo nguồn thu nhập thụ động cho dân văn phòng trong giai đoạn kinh tế khó khăn
- Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ dự kiến chạm kỷ lục trên 1 tỷ USD
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Lạc quan thu ngân sách từ xuất, nhập khẩu 2024 sẽ vượt dự toán
- Hải quan Quảng Ninh: Đổi mới mô hình quản lý, thay đổi tư duy hỗ trợ doanh nghiệp
- Quảng Nam thu nội địa 7 tháng đạt 10.100 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ
- Doanh nghiệp của bà Đặng Thị Hoàng Yến thua lỗ, cổ phiếu bị kiểm soát
- TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp gia tăng hiệu quả quản lý thuế thương mại điện tử
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phù hợp với cam kết quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam
- Congratulations to Indonesian leaders on re
- Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 71 tỷ USD
- WCO công bố nghiên cứu chuyên sâu về quy tắc cộng gộp xuất xứ
- Phát triển bền vững