Điều hành hiệu quả giá xăng dầu làm giảm áp lực lạm phát Bộ Công thương đề xuất giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu đầy đủ,ĐiềuhànhxăngdầuTínhtoángiảipháplâudàikhôngđểbịđộnhận định hạng nhất anh liên tục cho thị trường Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu |
Sắp tới, nguồn cung xăng dầu có thể khó khăn hơn
Tại cuộc họp, trước hết về vấn đề xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã bám sát thực tiễn, điều hành giá tương đối phù hợp trong bối cảnh đặt ra nhiều mục tiêu cùng lúc, trong khi nguồn lực, công cụ còn hạn chế.
Tuy nhiên, vừa qua có hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu xin ngừng bán, đóng cửa, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam. Một trong các lý do của hiện tượng này, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải giải thích, giá xăng dầu từ tháng 6 đến nay giảm liên tục, do đó khi doanh nghiệp nhập vào giá thường cao hơn so với lúc bán ra, để giảm lỗ họ buộc phải cắt giảm chi phí, trong đó có chiết khấu. Khi chiết khấu thấp thì các đại lý bán cầm chừng hoặc không bán vì càng bán càng lỗ. Bên cạnh đó, một số chi phí tính giá xăng dầu như chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về đã tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định, tình hình không nghiêm trọng như các cơ quan báo chí đã phản ánh, chỉ rải rác ở một số tỉnh, thành phố, một số khu vực. Đến tối ngày 12/10, phần lớn các cửa hàng đã bán trở lại bình thường.
Khẳng định dù một cửa hàng thiếu xăng dầu cũng là trách nhiệm của Bộ Công thương, Thứ trưởng cũng đề nghị đánh giá đúng mức, đúng bản chất vấn đề để không gây phức tạp thêm tình hình. “Vừa qua các bộ, ngành, địa phương đã rất cố gắng, chủ động trong điều hành. Đến nay cơ bản chúng ta đã xử lý được vấn đề” - ông Đỗ Thắng Hải cho hay.
Đánh giá về tình hình sắp tới, đại diện Bộ Công thương dự báo nguồn cung xăng dầu có thể khó khăn khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Nhiều nước lo diễn biến xung đột Nga - Ukraine nên đã tập trung mua tích trữ. Bên cạnh đó, giá các yếu tố đầu vào của ngành điện cũng đang tăng cao.
Để góp phần ổn định tình hình giá cả thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, điều chỉnh chi phí sát thực tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, bởi doanh nghiệp cần nguồn tiền rất lớn để nhập hàng, trong khi hạn mức tín dụng ngày càng ít, giá ngày càng tăng, do đó ảnh hưởng đến lượng hàng nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đức Minh |
Nhiều mặt hàng đang bù giá chéo
Về công tác điều hành giá, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, lạm phát là một trong các chỉ tiêu thách thức nhất của năm 2022. Tuy nhiên, qua 9 tháng cho thấy, khả năng lạm phát vẫn được kiểm soát dưới 4%, trong khi các nước trong khu vực lạm phát tương đối cao. Ví dụ như: Lào lạm phát trên 30%, Myanmar trên 20%, Philippines gần 7%...
Điểm lại các bài học kinh nghiệm trong điều hành giá năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, năm nay Ban Chỉ đạo điều hành giá họp nhiều nhất từ trước đến nay, trong đó có nhiều thời điểm rất căng thẳng. Các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp tốt và nhiều chính sách đã được triển khai thực hiện như chính sách tài khóa nới rộng, chính sách tiền tệ tương đối thận trọng… Chính sách tài khóa mở rộng như miễn, giảm thuế… đã tác động quan trọng tới kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, có một số vấn đề Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho rằng cần rút kinh nghiệm như một số giá dịch vụ công chưa được điều chỉnh, do từ đầu năm lo ngại ảnh hưởng đời sống người dân, song mức lạm phát năm nay vẫn giữ được dưới 4%.
“Phải tính cho năm 2023, còn nhiều khó khăn trong điều hành giá” - Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nói và phân tích năm 2023 có nhiều yếu tố khó đoán, giá xăng dầu thất thường. Giá dịch vụ y tế năm 2021, 2022 giữ lại chưa tăng. Giá điện đang giữ ổn định nhưng cần phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh hơn.
“Hiện nay đang bù giá chéo, than bù giá cho điện, thủy điện bù cho nhiệt điện, Nhà nước bù cho khu vực khác, khu vực trong nước bù cho ngoài nước...” - Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho hay. Bên cạnh đó, còn có những áp lực như chi cho chương trình phục hồi dồn sang năm 2023, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, tăng lương, các yếu tố tiền tệ lạm phát trên thế giới…
Đối với xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết việc điều hành giá thời gian qua tương đối tích cực, tốc độ tăng so với thế giới thấp. Chính sách thuế đã giảm khoảng 33.000 tỷ đồng để hỗ trợ giá xăng dầu, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trích khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong quản lý mặt hàng xăng dầu có nhiều vấn đề cần phải được đánh giá cẩn trọng để điều hành trúng và đúng.
Tính toán điều chỉnh giá dịch vụ công vào thời điểm thích hợp
Chia sẻ về áp lực lạm phát thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, chi tiêu công năm 2023 sẽ rất lớn, tác động lớn đến kinh tế, lạm phát. Trong khi đó, khi giá đầu vào tăng lên, các mặt hàng trong nước tăng, nhưng khi giá đầu vào hạ nhiệt thì giá trong nước không hạ, do đó rất khó trong công tác điều hành.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: Đức Minh |
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác điều hành giá đối mặt với nhiều áp lực. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, bộ ngành, sự ủng hộ, đồng hành của nhân dân, doanh nghiệp, chúng ta đã kiểm soát được tình hình cơ bản theo mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nêu rõ từ nay đến cuối năm nhiều áp lực tác động bất lợi đến giá. Chính sách giảm thuế chỉ kéo dài đến hết năm, đầu tư công giải ngân tăng mạnh, nhu cầu tiêu dùng dịp tết tăng… Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị phải tiếp tục theo sát tình hình, điều hành chỉ đạo hợp lý theo chức năng, thẩm quyền.
Đối với những mặt hàng Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (dịch vụ y tế, giáo dục, điện), Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành chủ động các phương án để triển khai điều chỉnh vào thời điểm thích hợp, đặc biệt là giá điện.
Cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ Tài chính trong điều hành giá, định hướng cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính căn cứ các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện báo cáo, gửi các bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện.
Đối với vấn đề xăng dầu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với các địa phương để đảm bảo mạng lưới phân phối không ảnh hưởng nguồn cung xăng dầu, không để bị động bởi trong phân phối xăng dầu đã có nhiều thời điểm xảy ra việc này. Cho biết hiện nay tình hình đã cơ bản được xử lý ổn, song Phó Thủ tướng lưu ý phải tính toán kỹ để có giải pháp lâu dài, tránh việc lúc giá lên, xuống lại gây áp lực. Theo Phó Thủ tướng, phải hiểu và phản ánh đúng bản chất vấn đề, khi giá xăng dầu xuống liên tục, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, song ngược lại khi giá lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng cao. Lúc lên thì được tạo điều kiện, vậy lúc khó khăn cũng phải chia sẻ. |