【bao bóng dá】Hải quan TP Hồ Chí Minh: Không để phát sinh nợ xấu từ hậu kiểm
Không phát hiện ra vấn đề thất thu thuế từ xe biếu,ảiquanTPHồChíMinhKhôngđểphátsinhnợxấutừhậukiểbao bóng dá tặng | |
Hải quan Bình Dương phát hiện nhiều sai phạm thông qua hậu kiểm | |
Hậu kiểm để kiểm tra tình hình sử dụng hàng miễn thuế |
Chi cục Kiểm tra sau thông quan trao đổi nghiệp vụ với doanh nghiệp. Ảnh: T.S |
Kết quả tăng thu hơn 2 lần
Sau 2 năm bị tác động bởi đại dịch Covid-19, hoạt động của doanh nghiệp khó khăn, phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) của Cục Hải quan TPHCM. Tuy nhiên, với nhiều cách làm mới, công tác hậu kiểm của Cục Hải quan TPHCM đạt kết quả cao, truy thu thuế cho ngân sách nhà nước gần 70 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả trên của Cục Hải quan TPHCM có phần đóng góp rất lớn của đơn vị chuyên trách là Chi cục KTSTQ. Tính đến ngày 31/10/2022, Chi cục KTSTQ đã lập trên 700 phiếu đề xuất thu thập thông tin và tham mưu Cục Hải quan TPHCM ban hành 294 quyết định KTSTQ. Theo đó, đã có 213/294 cuộc KTSTQ đã được thực hiện với tổng số tiền thuế truy thu, nộp ngân sách nhà nước gần 62 đồng, đạt 88% so với chỉ tiêu được giao (70 tỷ đồng), tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, Chi cục KTSTQ đã thực hiện kiểm tra theo chuyên đề đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu... ấn định thuế lớn đối với nhiều trường hợp doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công vi phạm về chính sách, truy thu cho ngân sác nhà nước hàng chục tỷ đồng. Cuối tháng 10/2022, Chi cục KTSTQ kết thúc kiểm tra đối với Công ty TNHH F., đã phát hiện doanh nghiệp này chưa thực hiện đúng việc khai báo, quản lý, sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu. Chi cục đã thực hiện ấn định thuế trên 1,4 tỷ đồng. Trước đó, qua công tác KTSTQ, Chi cục đã phát hiện 2 công ty nhập khẩu mặt hàng điều đã có hành vi sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế không đúng mục đích và thực hiện chưa đúng việc quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; số tiền thuế ấn định gần 12 tỷ đồng.
Ngoài việc thực hiện kiểm tra theo chuyên đề, Chi cục KTSTQ đã chỉ đạo các đội công tác thu thập, phân tích thông tin đối với một số loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu có nghi vấn để thực hiện KTSTQ. Với cách làm này, chi cục đã phát hiện một số trường hợp nhập khẩu hàng hóa sai mã số, thuế suất, cụ thể: cùng thời điểm tháng 10/2022, một tổ công tác cũng thực hiện kiểm tra và ấn định thuế đối với Công ty CP Dược phẩm K. do đã khai sai mã số thuế nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu sản xuất tân dược, với tổng số tiền thuế trên 621 triệu đồng; một công ty nhập khẩu mặt hàng “Bột điện giải dùng chạy thận nhân tạo” đã có hành vi khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, số tiền thuế ấn định 3,88 tỷ đồng; một công ty nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm thuê gia công tại doanh nghiệp chế xuất nhưng không kê khai, nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu vào thị trường nội địa, với số tiền thuế ấn định trên 2,3 tỷ đồng...
Không để phát sinh nợ xấu
Mặc dù công tác KTSTQ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhưng điểm sáng trong công tác hậu kiểm của Cục Hải quan TPHCM là doanh nghiệp “tâm phục, khẩu phục” trong việc nộp thuế cho ngân sách nhà nước, không để phát sinh nợ xấu. Theo Chi cục KTSTQ phần lớn số thuế phát sinh từ công tác KTSTQ trong thời gian qua đều được doanh nghiệp thực hiện nộp vào ngân sách. Chẳng hạn như vụ truy thu hơn 12 tỷ đồng thuế của doanh nghiệp nhập khẩu hạt điều, qua kết luận của cơ quan Hải quan chỉ ra những sai phạm của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp đã khắc phục hậu quả, thực hiện nộp thuế ngay cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn số nợ thuế lớn từ nhiều năm trước đây do doanh nghiệp không còn hoạt động, doanh nghiệp đang khiếu nại... Theo Chi cục KTSTQ, tính đến ngày 30/6/2022, tổng số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm trên 885 tỷ đồng. Số nợ này hầu hết phát sinh từ nhiều năm trước. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp nợ thuế khó thu phát sinh sau KTSTQ khoảng 80 doanh nghiệp. Trong đó, số tiền nợ lâu nhất (phát sinh từ năm 2004) trên 92 triệu đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phúc Quang; khoản nợ hơn 3,6 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại sản xuất Việt Dương...; có nhiều khoản nợ lớn của doanh nghiệp đang khiếu nại, khởi kiện ra tòa, như: Khoản nợ gần 700 tỷ đồng của một doanh nghiệp ô tô phát sinh từ năm 2016 khi thực hiện kết luận thanh tra của Tổng cục Hải quan, đang khiếu nại, hiện nay Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan đang giải quyết khiếu nại, thực hiện tính lại thuế cho doanh nghiệp; và khoản nợ hơn 26 tỷ đồng của một doanh nghiệp lọc hóa dầu, đang trong vòng tố tụng...
Để đôn đốc, thu hồi nợ, Chi cục KTSTQ đã gửi rất nhiều văn bản đến UBND các địa phương xác minh tình trạng hoạt động doanh nghiệp; cơ quan Thuế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Cảnh sát giao thông; Văn phòng đăng ký đất đai; trên 70 ngân hàng,... để thực hiện phối hợp thu nợ, nhưng kết quả chưa như mong muốn. Vì phần lớn các khoản nợ thuế của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế, doanh nghiệp bỏ trốn; việc gửi hồ sơ, công văn đến chính quyền địa phương ít khi được chính quyền địa phương hỗ trợ, thời gian chờ rất lâu, một số hồ sơ đã gửi đi nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ phía chính quyền địa phương...
Tính đến ngày 31/10/2022, Chi cục KTSTQ đã tham mưu Cục Hải quan TPHCM ban hành 294 quyết định KTSTQ. Theo đó, đã có 213/294 cuộc KTSTQ đã được thực hiện với tổng số tiền thuế truy thu, nộp ngân sách nhà nước gần 62 đồng, đạt 88% so với chỉ tiêu được giao (70 tỷ đồng), tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021. |
相关推荐
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Xã hội phát triển càng cao thì hàng giả, hàng nhái càng tinh vi
- Đồ ăn Trung Quốc chứa thuốc phiện khiến người dân hoang mang
- Thực phẩm bẩn bị bêu tên ở đâu?
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- 4 loại bệnh cần tránh xa dưa cà muối
- Tham gia TPP, ‘đau đầu’ nhất là vấn đề an toàn thực phẩm
- Cách chọn cam Hà Giang ‘xịn’ chuẩn nhất