【tỷ số hom nay】Vĩnh Long: Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, sớm trở thành thành tỉnh nông nghiệp công nghệ cao
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,ĩnhLongSửdụnghiệuquảvốnđầutưcôngsớmtrởthànhthànhtỉnhnôngnghiệpcôngnghệtỷ số hom nay phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai nội dung Quyết định số 1759/QĐ-TTg, ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định.
Trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long sẽ trở thành tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái và là một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến năm 2030, Vĩnh Long sẽ trở thành tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái |
Theo đó, tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt dự kiến 7%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 144 triệu đồng (giá hiện hành). Tỷ trọng khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm khoảng 26%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 25%, dịch vụ chiếm khoảng 45%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 5,0%/năm. Tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP.
Về tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu; các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. |
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, nhiệm vụ trọng tâm cần được tỉnh triển khai thực hiện là xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực tập trung cho các đột phá phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước đáp ứng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cụ thể trên ba trụ cột: kinh tế số, xã hội số, chính quyền số; phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân. Tạo môi trường thuận lợi và thúc đẩy khởi nghiệp; huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh; tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế tư nhân.
Tỉnh Vĩnh Long sẽ có 11 đô thị và 5 khu công nghiệp
Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh Vĩnh Long phấn đấu có 11 đô thị, gồm: 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V.
Theo đó, thành phố Vĩnh Long sẽ là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh. Với chức năng tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và là đầu mối kết nối giao thông quan trọng của tỉnh Vĩnh Long và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, thị xã Bình Minh cũng sẽ trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và kho vận, văn hóa, du lịch phía Nam của tỉnh.
Thành phố Vĩnh Long sẽ là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. |
Đến năm 2030, khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, toàn tỉnh có: 5 khu công nghiệp (thành lập mới 3 khu công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Bình Tân, Mang Thít. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú khi được bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất của cấp có thẩm quyền) và 9 cụm công nghiệp (thành lập mới 8 cụm công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Tân và Trà Ôn).
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, để đạt được các mục tiêu trên tỉnh Vĩnh Long cần tập trung huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trong đó quan tâm giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực, dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào tỉnh; mở rộng các hình thức đầu tư, khuyến khích hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) và hình thức đầu tư khác; tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Song song việc nghiên cứu các mô hình và thực tiễn quản lý phát triển đô thị, nông thôn hiện đại và ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong quản lý phát triển đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển hiện đại, văn minh và thân thiện với môi trường. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm trở thành các đô thị hiện đại, tạo động lực và lan tỏa, liên kết đô thị và nông thôn.
Năm 2023, tổng sản phẩm tỉnh Vĩnh Long (GRDP) ước tính (theo giá so sánh 2010) tăng 2,01% so với năm 2022. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch chậm, trong đó, khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm 40,23%; công nghiệp - xây dựng chiếm 16,29% và dịch vụ chiếm 43,48%. So với năm 2022, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản tăng 0,63 điểm phần trăm; công nghiệp - xây dựng giảm 2,06 điểm phần trăm và dịch vụ tăng 1,43 điểm phần trăm. |