Một số DN đang gặp vướng mắc khi thực hiện Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 128) quy định về hàng NK phải kiểm tra chất lượng chỉ được phép đưa về kho ngoại quan,ảiđápvướngmắcvềđịađiểmkiểmtrahànghókq giao hữu ICD và các địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu. DN sản xuất, lắp ráp, NK ô tô thắc mắc, ô tô NK chỉ bán được khi cơ quan Hải quan xác nhận tờ khai nguồn gốc thì DN có được phép đưa hàng về kho của DN bảo quản như trước đây không hay vẫn phải thực hiện theo quy định tại Điều 27.
Bên cạnh đó, các DN khác cũng nêu ra nhiều thắc mắc liên quan đến địa điểm kiểm tra thực tế. Cụ thể, đối với hàng DN được phép đưa về kho DN để kiểm tra theo quy định tại Điều 27 đã giao cho cơ quan chuyên ngành thì có cần phải báo với chi cục Hải quan nơi DN đóng không? Các DN lý giải, hiện nay các Cục Hải quan địa phương đang hướng dẫn DN chỉ được phép đưa hàng về kho ngoại quan, ICD, địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu mà không được đưa về kho của DN như trước đây. Do đó, khi đã có biên bản bàn giao cho cơ quan chuyên ngành rồi, DN có cần phải thêm cơ quan Hải quan giám sát không bởi DN đã có giấy phép công nhận là chân công trình đáp ứng được việc kiểm tra hàng hoá thực tế? Với quy định trên thì DN có được di chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại chân công trình không?
Trả lời về các thắc mắc này của nhiều DN, Tổng cục Hải quan cho biết, liên quan tới việc giải quyết vướng mắc, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ hàng NK phải kiểm tra chuyên ngành có yêu cầu đưa về bảo quản, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 15269/BTC-TCHQ ngày 7-11-2013 và công văn số 15605/BTC-TCHQ ngày 13-11-2013 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để hướng dẫn thực hiện Điều 27 Thông tư số 128. Do đó, Tổng cục Hải quan, đề nghị các DN trên căn cứ hướng dẫn tại 2 công văn dẫn trên để thực hiện.
Trong đó, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đối với hàng tiêu dùng NK (trừ ô tô và xe gắn máy), thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Thông tư 128. Còn đối với một số nhóm hàng đặc thù như: Hàng phải bảo quản đặc biệt (vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế), hàng rời, cồng kềnh (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối), hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc thiết bị, xe máy chuyên dùng và nhóm hàng khác (nếu có) do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị sẽ được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan.
Hiện nay, theo Thông tư 128, Điều 13 quy định về địa điểm đăng ký tờ khai hải quan "đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu cảng đích". DN đang gặp một số vướng mắc như: Hàng NK của DN thường có một lượng lớn về cửa khẩu cảng Hải Phòng, cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau. Nếu hàng về đâu phải làm đăng ký ở chi cục Hải quan quản lý cảng đó thì DN phải tăng cường nhân lực cử người đến nhiều địa điểm cơ quan Hải quan.
DN cho rằng, trường hợp DN được khai báo tờ khai trước theo quy định, tại thời điểm DN khai báo nếu tàu chưa cập cảng, DN không lấy được lệnh giao hàng từ hãng tàu thì không thể xác định được cửa khẩu nhập hàng. Ngoài ra khi DN đã nộp thuế đầy đủ, nhưng do không đúng cửa khẩu nhập hàng nên DN phải hủy tờ khai để khai báo lại tại cửa khẩu nhập, phải chuyển tiền từ đơn vị đã khai báo nộp thuế, gây ách tắc thông quan, khó khăn cho cả cơ quan và DN. Đồng thời, việc DN bắt buộc phải làm thủ tục hải quan tại chi cục Hải quan quản lý địa bàn mà tàu cập cảng sẽ gây ra tình trạng độc quyền làm thủ tục, gây phiền hà, sách nhiễu cho DN.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, nội dung này đã được hướng dẫn tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 1-11-2013, công văn số 16236/BTC-TCHQ ngày 23-11-2013 của Bộ Tài chính và công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 1-11-2013 của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan đề nghị các DN trên căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, trường hợp DN có chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác địa phương có trụ sở chính và cơ sở sản xuất thì thực hiện thủ tục NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK tại Cục Hải quan nơi có chi nhánh nếu chi nhánh này có chức năng, nhiệm vụ làm thủ tục hải quan theo quy định và chi nhánh đóng trên địa bàn có cửa khẩu để NK hàng hóa phục vụ sản xuất hàng XK. Trường hợp DN được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có nhiều cơ sở sản xuất ở nhiều tỉnh, thành phố, có bộ phận chuyên trách, chi nhánh làm thủ tục NK nguyên vật liệu để cung cấp cho các đơn vị thành viên thì được làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan nơi có chi nhánh và chi nhánh đóng trên địa bàn có cửa khẩu để NK hàng hóa phục vụ sản xuất hàng XK.