【bóng đá kèo nhà】Khơi thông vướng mắc để ngành điện miền Nam phát triển
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương,ơithôngvướngmắcđểngànhđiệnmiềnNampháttriểbóng đá kèo nhà Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh thành, Sở Công Thương, và các đơn vị điện lực của 21 tỉnh thành miền Nam.
Ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch hội đồng thành viên EVNSPC - cho biết, hội nghị lần này EVNSPC và chính quyền các tỉnh thành miền Nam cùng nhau bàn thảo về đầu tư hạ tầng, kiến nghị các cơ chế chính sách về đầu tư, phát triển, cũng như thái độ phục vụ khách hàng của ngành điện miền Nam trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch hội đồng thành viên EVNSPC phát biểu tại hội nghị |
Ông Lương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - cho biết, Bình Thuận là địa phương có nhiều tài nguyên, tiềm năng về điện như Nhiệt điện Vĩnh Tân, điện gió, mặt trời hiện đang phát triển nhanh. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư, lưới truyền tải hiện nay còn khó khăn, hy vọng ngành điện sẽ hỗ trợ để Bình Thuận xây dựng, phát triển hệ thống lưới điện nhanh và bền vững.
Ông Lương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại hội nghị |
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, EVNSPC hiện đang cung ứng điện trên 21 tỉnh thành phía Nam. Khối lượng lưới điện quản lý, gồm 5.715 km đường dây 110kV; 224 TBA 110kV với 376 MBA - tổng công suất 18.072 MVA, 105.380 trạm biến áp phân phối - công suất 28.296 MVA và 9.294 km đường dây hạ thế và phục vụ 8.098.786 khách hàng. Trong 5 tháng đầu năm 2019, sản lượng điện ngày lớn nhất là 236,8 triệu kWh, tăng 11,33% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện đã có 2.179 khách hàng lắp đặt điện mặt trời trên mái, tổng công suất 32.170 kWp, sản lượng phát ngược lên lưới là 3.579.114 kWh.
Ngoài những kết quả đã đạt được, ngành điện miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn trong quản lý, đầu tư và phát triển. Theo ông Lý, Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia (dự án 2081) có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng, tuy nhiên EVNSPC chỉ được Chính phủ phân bổ vốn trung hạn đến năm 2020 là 197 tỷ đồng, chủ yếu để đầu tư trên địa bàn Hậu Giang và Cà Mau, các tỉnh khác vẫn chưa thu xếp được vốn để phân bổ thực hiện.
Một số dự án đang gặp nhiều trở ngại vì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn, Dự án Trạm 110kV Giang Điền và đường dây đấu nối tỉnh Đồng Nai (dự án DEP), Đường dây 110kV Ngãi Giao - Cẩm Mỹ thuộc Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu (dự án KFW2) do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng nên không kịp hoàn thành khi Hiệp định vay kết thúc tháng 12/2018. Các dự án cấp điện huyện đảo Phú Quốc cũng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2019 để đảm bảo cung cấp điện cho địa phương.
Về đầu tư các dự án năm 2019 và giai đoạn 2019-2020, tổng số công trình lưới điện 110kV và 220kV dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2019-2020 là 138 công trình, trong đó có 1 công trình 220kV Kiên Bình – Phú Quốc.
Tại hội nghị, đại diện EVN SPC kiến nghị UBND các tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở ban ngành thực hiện việc bố trí quỹ đất cho các công trình điện đã được phê duyệt, thực hiện quyết liệt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí đất hành lang tuyến đường dây để thi công xây dựng hệ thống lưới điện.
Đối với việc cấp điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp, EVNSPC kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cho khu vực nuôi tôm; vận động và hỗ trợ nhân dân tiếp cận sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong quá trình nuôi tôm.
“Hiện nay do nguồn vốn vay ODA rất khó khăn, các ngân hàng trong nước bị hạn chế khả năng cho vay, trong khi nhu cầu đầu tư cho lưới điện là rất lớn, nên rất mong địa phương hỗ trợ trong việc huy động nguồn vốn đầu tư lưới điện từ ngân sách của tỉnh, vốn ứng trước của địa phương, của khách hàng và vốn vay từ các tổ chức tín dụng tại địa phương… nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư còn thiếu trong giai đoạn 2019-2020”, ông Nguyễn Văn Lý chia sẻ.
EVNSPC đã nhận được 34 ý kiến đóng góp của các địa phương. Ông Lê Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiến nghị, đến năm 2020 ngành điện cần hỗ trợ đường dây để phục vụ sản xuất nuôi tôm công nghiệp. Điện cho sinh hoạt đã ổn định, khi giải phóng mặt bằng hiện nay rất khó khăn, nhất là những khu dân cư mới, giá trị bất động sản cao. Ông Chiến cam kết, Bạc Liêu sẽ phối hợp chặt với ngành điện để phát triển mạng lưới điện mới để phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm vốn đang phát triển nhanh và nhu cầu về điện rất bức bách.
Ông Lê Minh Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại hội nghị |
Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng, Tây Ninh đang đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trong đó mảng điện năng luôn đóng vai trò quan trọng và luôn nóng về đầu tư mới. Sản lượng điện của Tây Ninh đạt 3,4 tỷ kWh/năm, đứng thứ 5/21 tỉnh thành tiêu thụ lớn điện năng ở miềm Nam. Tây Ninh đang có nhiều dự án dồn dập đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2019 có hơn 660 triệu USD vốn đầu tư, trong đó có 9 dự án điện mặt trời. Ông Thắng kiến nghị, các khu công nghiệp đã và đang lấp đầy, như vậy điện cho khu công nghiệp là rất cần, phải được đầu tư sớm và chính quyền tỉnh Tây Ninh sẽ hợp lực để thúc đẩy kế hoạch này.
Phó giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai Thái Thanh Phong thông tin, năm 2018 sản lượng điện tiêu thụ đạt 13 tỷ kWh, năn 2019 gần 14 tỷ kWh. Nhiều đường dây diện đi qua Đồng Nai, vì thế khâu giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn khi thực hiện. Đồng Nai chỉ có tiềm năng điện mặt trời, không có tài nguyên khác để phát triển điện. Lòng hồ thủy điện Trị An hiện có 8 nhà đầu tư dự kiến tham gia xây dựng điện mặt trời. Tuy nhiên các dự án này không được làm thay đổi chức năng, công năng của hồ. Ông Phong đề nghị EVN và EVNSPC cần hỗ trợ Đồng Nai về kỹ thuật, định lượng khả năng đấu nối khi các dự án xây dựng và tìm giải pháp để kắc phục khi thời tiết thay đổi.
Phó giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai Thái Thanh Phong phát biểu tại hội nghị |
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Long An cho rằng, Long An trước đây chỉ làm nông nghiệp nay công nghiệp phát triển mạnh. Mấy năm gần đây điện đã đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt, tuy nhiên sắp tới nhu cầu về điện vẫn rất bức bách. Long An có 15 dự án điện mặt trời, 3 dự án đã đưa vào sử dụng và 8 dự án sẽ hoàn thành trong năm nay. Long An phát triển nông nghiệp và công nghiệp song song. Điện cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang thiếu vốn, cần phải được đầu tư. Điện dùng để tưới tiêu trong nông nghiệp hiện cũng rất căng thẳng, nhất là tình trạng quá tải nguồn, tình trạng đấu nối, phụ tải …tồn tại đã lâu rất cần được giải tỏa sớm.
Ông Võ Văn Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN phát biểu tại hội nghị |
Ông Võ Văn Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN - đánh giá, ngoài EVNSPC chưa đơn vị nào thực hiện được hội nghị như hôm nay, đây là dịp quý giá để tháo gỡ, khơi thông những vướng mắc trong quản lý, đầu tư, phát triển của ngành điện. Đối với chương trình điện mặt trời áp mái, chúng ta mới lắp đặt 27% là thấp. Một trong nhưng khó khăn là việc thanh toán giá điện nhưng từ tháng 4/2019 đến nay các dự án điện mặt trời áp mái đã tăng tốc phát triển khi giá điện 9,35 cent/kWh. Ông Lâm đề nghị các đơn vị điện lực khuyến khích các công sở, trường học, bệnh viên đẩy nhanh thực hiện điện mặt trời áp mái vì tiềm năng này rất lớn và thuận lợi trong việc đầu tư.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị |
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) - đánh giá, mặc dù ngành điện cả nước đang gặp nhiều khó khăn nhưng ngành điện miền Nam đã vận hành và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng. Tại hội nghị này, đại diện Bộ Công Thương, chúng tôi ghi nhận những ý kiến đóng góp của các lãnh đạo địa phương, các đơn vị điện lực để báo cáo lãnh đạo Bộ nhằm sớm tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn của ngành điện miền Nam.