Trong 11 tháng đầu năm,ấtkhẩudagiàyđangđứngtrướcvậnhộimớxem ngoại hạng anh trực tuyến sản lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Ảnh: TL Thống kê số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, sản lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% (so với cùng kỳ năm 2018), trong khi chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 9,8%. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định. Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5%. Với những thuận lợi về thị trường, dự báo sản xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10%. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), đến thời điểm này, đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 - 10%. Hiện sản phẩm da giày và các doanh nghiệp (DN) ngành da giày đều duy trì được ổn định nhờ lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Dẫn chứng như tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hiện Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Không những thế, cơ hội để mở rộng sang các thị trường mới nổi cũng rất lớn, khi CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 đã mở ra nhiều thị trường tiềm năng. Trong đó, hiệp hội và các DN đều đánh giá cao thị trường khu vực châu Mỹ. “Từ đầu năm 2019 đến nay, ngành da giày đứng trước nhiều cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Có thể khẳng định, những tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm và kết quả khả quan 2019 sẽ là nền tảng thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu da giày tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2020” - bà Xuân đánh giá. Ngoài ra, trong tương lai gần, việc tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam tiếp tục có nhiều thuận lợi thông qua việc chuyển giao và áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phân phối. Bên cạnh đó, đa số DN da giày trong nước đã đầu tư để tạo ra được những bộ sưu tập, thiết kế riêng của mình để chào hàng cho đối tác nước ngoài, họ không còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng nữa. Mặt khác, theo dự báo, cuối năm nay cho đến hết năm 2020, giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn ổn định, sẽ không có biến động nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Đáng lưu ý, theo các chuyên gia kinh tế dự báo, một cơ hội rộng mở đang chờ đón ngành da giày trong thời gian không xa khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào đầu năm 2020 như dự kiến. Khi đó, sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam sẽ được nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ và nhất là sự chuyển giao công nghệ từ châu Âu cùng với cơ hội nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu đầu vào chất lượng…/. Tố Uyên |