【hôm nay có đá banh không】Hà Nội: Làng Phúc Am rộn ràng hàng mã cúng Rằm tháng 7
Làng Phúc Am thuộc xã Duyên Thái,àNộiLàngPhúcAmrộnrànghàngmãcúngRằmtháhôm nay có đá banh không huyện Thường Tín, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là làng nghề chuyên sản xuất vàng mã phục vụ các ngày cúng lễ lớn tại miền Bắc. Làng nghề hoạt động và sản xuất quanh năm, nhưng tất bật nhất vào hai dịp chính đó là Rằm tháng 7 và dịp Tết Nguyên đán.
Khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, các hộ làm nghề trong làng đã bắt tay vào làm hàng mã, từ ngựa xe, mũ áo, tới nhà cửa… với đủ loại to nhỏ khác nhau để chuẩn bị phục vụ cho việc cúng Rằm tháng 7.
Sản xuất vàng mã vào vụ
Theo ghi nhận của phóng viên những ngày này, người dân làm nghề này đang luôn tay luôn chân, chạy đua với thời gian để hoàn thành các sản phẩm phục vụ cúng Rằm tháng 7 sắp tới.
Những xe chở nguyên liệu làm vàng mã tấp nập ra vào làng những ngày qua. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Theo ông Trần Quốc Văn, người gắn bó với nghề làm vàng mã đã hơn 10 năm cho biết: “Nhà tôi bắt đầu sản xuất hàng cho Rằm tháng 7 bắt đầu từ tháng 6 âm lịch. Năm nào vào vụ này cũng phải gọi thêm khoảng 5 đến 7 thợ, nhờ cả họ hàng đến giúp. Dịp này thì làm ngựa, mũ mã, quần áo là nhiều nhất. Mấy ngày nay, gia đình tôi phải thức đến 1, 2 giờ sáng để kịp làm xong giao cho khách”.
Cũng theo ông Văn, giá cả hàng mã cúng Rằm tháng 7 tùy thuộc từng năm nhưng không biến động nhiều. Thời gian này, khách đặt mua để cúng rằm và mở phủ nhiều.
Cô Đặng Thị Hòa, chủ một cơ sở sản xuất hàng mã tại Phúc Am chia sẻ: “Nhu cầu cúng mở phủ tại tư gia hay tại đền, chùa dịp này rất cao. Với khách quen thường là cô đồng, thầy bói thì họ có thể sẽ đặt trước cả tháng. Thậm chí, chưa cần có đơn hàng nhưng thời gian này các hộ làm nghề tại đây đã làm trước hình nhân, mũ mã theo đàn để khách hàng “đến đặt là có luôn”, vì nhu cầu mua cao”.
Những ngày này, nhiều hộ gia đình làm nghề ở đây dù không có khách đặt trước cũng làm hàng hình nhân, mũ mã số lượng lớn để sẵn. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Những mặt hàng phục vụ dịp này có phần đa dạng hơn như: ngựa, voi, hình nhân, quần áo, phụ trang, tướng lĩnh,... Giá thành những mặt hàng này cũng không hề rẻ. Một mô hình nộm tướng lĩnh bán buôn với giá giao động từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng/hình nộm. Một mô hình ngựa, voi cao 2 mét được bán với giá trên 200.000 đồng/con, loại to đẹp nhất giá 500.000 đồng/con.
Đồ cúng Rằm tháng 7 không chỉ có những đơn hàng vài trăm nghìn cho đến 5 - 7 triệu đồng/đơn mà còn có những khách đặt đơn hàng “vip” một đàn mã, đồ cúng mũ mã lớn từ vài chục đến cả trăm triệu. Những đơn hàng này là những khách đặt mua để làm lễ mở phủ hoặc cúng lễ tạ.
Tuy dịp này có những đơn hàng đặt giá trị cao, nhưng theo những người dân làm nghề tại đây, dịp rằm năm nay có phần bán chậm hơn so với một vài năm về trước.
“Tay làm hàm nhai”, càng bận càng vui
Là làng nghề truyền thống, nhưng điều đặc biệt của làng nghề Phúc Am là không phải tháng nào cũng đều việc như tháng nào.
Đang tỉ mỉ đẽo gọt từng cành tre để chuẩn bị vót thành lạt làm khung hình nộm, ông Bùi Văn Hùng vui vẻ tâm sự, người đầu tiên đưa nghề làm hàng mã về đây vài chục năm trước mất cũng đã lâu, nhưng nghề cũng truyền từ người này sang người kia, nhà này sang nhà khác mà thành nghề cho làng.
“Chỉ mong nhiều việc, làm ngày làm đêm cũng được, "tay làm hàm nhai", không có khách đặt thì lại không có thu nhập. Nghề này cũng làm theo mùa vụ là chính, như những tháng 3, 4, 5 là những tháng “đói việc” chúng tôi lại nhàn rỗi, ngồi không cũng buồn. Lúc này, có việc là có niềm vui, có thu nhập cho cuộc sống” - ông Hùng chia sẻ.
Ông Bùi Văn Hùng tỉ mỉ vót những cành tre để làm khung mã. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Thời buổi kinh tế thị trường phát triển, phú quý sinh lễ nghĩa, cùng với tư tưởng “trần sao âm vậy” nên mọi người không chỉ có nhu cầu cầu khấn, đốt vàng mã nhiều hơn mà đồng thời yêu cầu về thẩm mỹ cũng tăng cao. Chính vì thế, các sản phẩm làm ra cũng phải bắt mắt hơn.
Nắm bắt được nhu cầu của người mua, dân làm nghề tại làng luôn tìm tòi, sáng tạo để các mẫu hàng mã ngày càng phong phú đa dạng hơn. Ví dụ như mặt hàng ngựa, quần áo, mũ mã ngày càng được làm đẹp hơn do có thêm nhiều loại giấy ánh kim, phun thêm kim tuyến bắt sáng… giá bán cũng không cao hơn các loại mặt hàng cũ nhiều. Đồng thời các cơ sở sản xuất muốn bán chạy hàng luôn phải cập nhật, thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nắm bắt được nhu cầu của người mua, dân làm nghề tại làng luôn tìm tòi, sáng tạo để các mẫu hàng mã ngày càng phong phú đa dạng hơn. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Theo những người dân làm nghề trong làng những năm gần đây, kỹ thuật làm vàng mã tại Phúc Am ngày càng phát triển. Người làm nghề không còn phải vẽ và cắt bằng tay các hình từ những tờ giấy xanh, đỏ, tím mà chỉ cần lấy mẫu có sẵn, mang đi in nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Điều đó đã phần nào giúp người dân tại đây giảm bớt được công sức bỏ ra, giúp duy trì và phát triển làng nghề.
Giờ đây, không chỉ là nghề tay trái, làm thêm trong lúc nông nhàn, nghề làm hàng mã đã khiến nhiều gia đình ở làng này đã trở nên khá giả./.
Ngọc Hoa
(责任编辑:Thể thao)
- Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- Ứng phó có hiệu quả với Covid
- Hớn Quản chung tay vì người nghèo
- Niềm tin từ biển cả
- Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- UBND Huyện Phú Riềng trả lời kiến nghị của công dân
- Khánh thành cầu Tân Ánh
- Tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- Nỗi lo chung của các nước Đông Nam Á thời đại dịch COVID
- Mua mỹ phẩm trên mạng cẩn thận hàng kém chất lượng
- Thông tin về sức khỏe của lưu học sinh Việt Nam tại Vũ Hán
- Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- Tìm giải pháp hiệu quả chăm sóc hậu Covid
- Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- Bệnh viêm phổi lạ: Singapore, Đài Loan hủy các chuyến bay tới Vũ Hán
- Ấm áp những chuyến xe nghĩa tình
- Chơn Thành hội đủ nội lực cán đích nông thôn mới
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội