当前位置:首页 > Thể thao

【keo ca cuoc chau a】Không có chuyện Nhà nước gánh nợ cho doanh nghiệp

Các khoản Chính phủ vay về cho vay lại,ệnNhnướcgnhnợchodoanhnghiệkeo ca cuoc chau a Chính phủ bảo lãnh thì mới tính vào nợ công, còn lại doanh nghiệp phải tự vay tự trả, nếu vay không trả được thì cho phá sản. Không có chuyện chuyển nợ doanh nghiệp thành nợ Nhà nước.

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi giải trình về dự thảo Luật Quản lý nợ công tại phiên họp thứ 8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 20/3.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp sáng 20/1. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.

Tại phiên thảo luận, nội dung được nhiều thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến là phạm vi điều chỉnh. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu câu hỏi, hiện nay có những khoản nợ không nằm trong cơ cấu nợ công mà nghĩa vụ thanh toán cuối cùng vẫn là của Nhà nước. Vậy kinh nghiệm quốc tế về việc tính nợ công thế nào, có giống công thức đang áp dụng tại Việt Nam?

Trong khi đó, dẫn chứng nợ của Vinashin, Vinalines nếu doanh nghiệp phá sản, Nhà nước vẫn phải gánh nghĩa vụ trả nợ, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình băn khoăn, nếu xếp cả hệ thống Ngân hàng nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vào khu vực công thì cũng phải đưa nợ của những đơn vị này vào cơ cấu tính nợ công vì nếu các doanh nghiệp này phá sản thì Chính phủ cũng vẫn phải trả tiền chứ không ai khác.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách thống nhất với nội dung về phạm vi nợ công thể hiện trong dự thảo luật. Theo đó, không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của DNNN. Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.

Có ý kiến thống nhất không đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào phạm vi nợ công song cho rằng, việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, có 40 nước và nhóm nước trên thế giới trong đó có các nước phát nước triển, các nước thuộc khối đồng tiền chung châu Âu và hầu hết các nước thuộc ASEAN hầu hết đều không tính nợ DNNN vào nợ công. Chỉ duy nhất có 4 nước gồm: Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Serbia tính nợ doanh nghiệp vào nợ công tuy nhiên các nước này chỉ tính phần nợ của các doanh nghiệp công ích, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao và thu chi gắn với dự toán ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, theo Ngân hàng thế giới, nợ vay của DNNN được đưa vào nợ công khi thỏa mãn 3 điều kiện: Thu chi nằm trong dự toán, Chính phủ sở hữu trên 50% và Chính phủ cam kết trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ. “Do đó nợ khác của DNNN thì phải cương quyết trả. Không có chuyện chuyển nợ doanh nghiệp thành nợ nhà nước”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cũng tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giải trình về vấn đề vì sao nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2011-2015.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nợ công tăng nhanh trước hết do điều hành, kinh tế tăng trưởng 5 năm vừa qua không đạt mục tiêu. Thực tế cả nhiệm kỳ chỉ đạt 5,9%, trong khi mục tiêu hơn 7%. "Trong khi đó, chúng ta vẫn đảm bảo các chỉ tiêu khác như đề ra, như an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ theo Nghị quyết của T.Ư, Quốc hội...., do vậy thời gian dài chúng ta giữ bội chi rất cao", ông Dũng cho biết.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015 tổng vay nợ khoảng 1,4 triệu tỉ đồng. Hơn nữa, giai đoạn 2011-2013, huy động vốn thời hạn vay rất ngắn, lãi suất cao, có những khoản lãi suất tới 11-13%/năm nên nghĩa vụ trả nợ dồn vào các năm 2015 – 2017.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, giải ngân ODA năm nào cũng vượt mức kế hoạch, phân bổ có 17-18 nghìn tỉ mà giải ngân 50-60 nghìn tỉ. "Dự báo (tăng trưởng kinh tế) suốt mấy năm nay đều sai, mà sai theo chiều hướng đi xuống chứ không phải đi lên. Năm 2016 dự báo giá trị thực tế GDP là 5,1 triệu tỉ đồng nhưng thực hiện chỉ được 4,6 triệu tỉ đồng", ông Dũng cho biết và nhấn mạnh chi tiêu phải trong khả năng trả nợ, khả năng của nền kinh tế nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Theo Thu Phương/baotintuc.vn

分享到: