Kế hoạch này đã nhận được sự đồng thuận cao của DN kinh doanh cảng và 5 cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại hội nghị triển khai Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ dưới sự chủ trì của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường vào cuối tuần qua.
Năm 2014,Đồngthuậnkiểmtrachuyênngànhtạicửakhẩlịch thi đấu bóng đá giải đức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 có 141.712/263.532 tờ khai nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 53,76%. Số tờ khai phát hiện vi phạm gần 300 bộ tờ khai, chiếm tỷ lệ 0,0722%; từ ngày 1-1-2015 đến ngày 30-11-2015 có 84.626/260.791 tờ khai nhập khẩu, tờ khai phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 32,45%. Số tờ khai vi phạm 139 tờ, chiếm tỷ lệ 0,0338%.
Đồng thuận cao
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho rằng, thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK để thực hiện triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (Đề án) và ngày 17-11-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2026 phê duyệt đề án này.
Theo kế hoạch, Cục Hải quan TP.HCM sẽ thực hiện tại Chi Cục Hải Quan Cửa Khẩu Cảng Sài Gòn Khu Vực 1 hoàn thành trước ngày 31-12-2015. Sau đó triển khai tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vào cuối quý I-2016. Ngoài ra, các đơn vị khác có số tờ khai kiểm tra chuyên ngành lớn sẽ khuyến khích triển khai bố trí cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Tại Hội nghị, các đơn vị kinh doanh cảng cho biết, hiện nay, một số cơ quan quản lý chuyên ngành đã bố trí văn phòng tại cảng biển và sân bay. Các đơn vị này đều nhất trí cao và sẵn sàng thực hiện việc bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý chuyên ngành. Ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan và kiểm tra chuyên ngành rất chủ động và tích cực. Việc sắp xếp container chứa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được bố trí tại khu vực thuận lợi, tiện cho cho việc bốc xếp lấy mẫu của DN. Triển khai đề án về kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, Tổng công ty Tân cảng rất vui mừng vì không chỉ tạo thuận lợi cho DN XNK hàng hóa mà còn tạo thuận lợi cho DN kinh doanh cảng khi lưu lượng hàng hóa thông quan nhanh, tránh quá tải, ách tắc. Hiện nay, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã bố trí văn phòng cho 4 đơn vị, gồm: Kiểm dịch thực vật II, Thức ăn chăn nuôi, Trung Tâm 3 và Thú y vùng VI.
Ông Tô Hiến Phượng, Phó Tổng Giám đốc SCSC cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ phương án bố trí văn phòng làm việc cho các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nhưng rất mong các đơn vị sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí. Còn theo Phó Tổng Giám đốc TCS Đỗ Thị Nguyệt, hiện tại Công ty đã bố trí nơi làm việc cho chi cục kiểm dịch thực vật, nếu các đơn vị có nhu cầu, TCS sẽ làm việc với Hải quan để bố trí nơi làm việc cho các đơn vị. Đặc thù hàng qua sân bay Tân Sơn Nhất phải kiểm tra chuyên ngành không để tồn lâu, chỉ một vài ngày là giải phóng xong.
Với sự đồng thuận cao của các DN kinh doanh cảng, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường đề nghị các đơn vị nên bố trí một khu vực riêng để tập trung các cơ quan kiểm tra chuyên ngành để DN tiện liên hệ.
Cần sự đồng bộ giữa các bên
Mặc dù rất ủng hộ kế hoạch triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, nhưng các công ty kiểm tra chuyên ngành cũng đưa ra nhiều lý do ảnh hưởng đến thời gian kiểm tra chuyên ngành, nên không chỉ có sự thay đổi từ cơ quan thực hiện mà cần sự đồng bộ giữa các bên, trong đó có DN. Ông Mai Văn Sủng, Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Trung tâm 3) cho rằng, theo kết quả đánh giá của Cục Hải quan TP.HCM, có những mẫu giám định, kết quả kéo dài đến 40 ngày là rơi vào những lô hàng điện tử. Những lô hàng này do DN chưa gửi mẫu điển hình thử nghiệm trước khi NK chính thức hàng hóa. Bên cạnh đó là thực phẩm chức năng, DN công bố chất lượng một đằng nhưng mẫu nhập về một nẻo, nên thời gian kéo dài rất lâu. Bên cạnh đó, theo ông Sủng, muốn kiểm tra nhanh phải thay đổi quy định từ các bộ, ngành. Chẳng hạn, đối với hàng hóa, nếu chỉ phân tích quản lý chỉ tiêu an toàn thì rất nhanh, nhưng làm chỉ tiêu chất lượng thì thời gian lại rất lâu…
Hiện nay, Trung tâm 3 đã lập một địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại cảng Cát Lái, nhưng trong quá trình hoạt động đang vướng về con dấu, bởi vì cơ quan chỉ có một con dấu duy nhất lưu tại văn phòng chính của công ty. Để tạo thuận lợi cho DN trong việc cấp giấy đăng kí kiểm tra chuyên ngành, chứng thư tại cửa khẩu, Trung tâm 3 đang “sáng kiến” tạo con dấu nghiệp vụ đóng trên giấy tiếp nhận của Trung tâm 3, DN phải cam kết nộp lại văn bản được đóng dấu đúng theo quy định.
Theo ông Nguyễn Quốc Minh, Phó Giám đốc Vinacontrol TP.HCM, sự phối hợp của Hải quan TP.HCM và cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong thời gian qua rất chặt chẽ, đã tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, giảm thời gian thông quan cho DN. Tuy nhiên, để giảm thời gian thì phải thực hiện từ gốc đó là các bộ quản lý chuyên ngành. Trên thực tế, DN bố trí lấy mẫu kiểm tra rất chậm, đó là một trong những nguyên nhân chính làm kéo dài thời gian ra thông báo kết quả. Hiện nay, nhân viên của Viancontrol đều có mặt trực tại các cảng để thực hiện các khâu kiểm tra chuyên ngành. Trước đây, Vinacontrol đã có văn phòng hoạt động tại cảng biển, nhưng mẫu tiếp nhận trực tiếp tại cảng không nhiều nên không duy trì văn phòng nữa.
Cùng quan điểm này, ông Lý Hoài Vũ, Chi cục Thú y vùng VI cho rằng, thời gian ra kết quả đối với hàng thủy sản SXXK chỉ trong 2 ngày, hàng đông lạnh trong vòng 3 ngày. Theo ông Vũ, thời gian kiểm tra chuyên ngành nên tính từ khi lấy mẫu chứ không nên tính từ khi cấp giấy đăng kí, bởi có trường hợp DN đăng kí, nhưng cả tuần sau mới bố trí lấy mẫu kiểm tra.
Ông Phạm Vĩnh Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II cho biết, hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái rất lớn, chúng tôi đã bố trí văn phòng tại cảng cùng với trang thiết bị để tiến hành kiểm tra và cấp chứng thư ngay tại cảng, nên có khu vực kiểm tra riêng đối với các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Do bố trí văn phòng tại cửa khẩu, trong vòng 24 giờ là có kết quả kiểm dịch. Năm 2015, Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II thực hiện ISO, thời gian kiểm tra có kết quả giảm xuống còn 10 giờ, trong đó quy định rõ từng khâu tiếp nhận hồ sơ, lấy mẫu, ra chứng thư…
Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, với sự đồng thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan kinh doanh cảng, sau cuộc họp này, Cục Hải quan TP.HCM sẽ rà soát lại quy chế phối hợp với 10 đơn vị kiểm tra chuyên ngành để sửa đổi bổ sung cho phù hợp, đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các đơn vị có liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời sẽ triển khai cuộc họp với cộng đồng DN hướng đến việc đề nghị DN thay đổi cách thức làm để thống nhất thực hiện. Hải quan TP.HCM cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để các cơ quan quản lý chuyên ngành có thể triển khai địa điểm làm việc tại cửa khẩu theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, có giải pháp khắc phục các vướng mắc về sử dụng con dấu trên giấy đăng kí kiểm tra chuyên ngành, địa điểm lấy mẫu kiểm tra…
Phó Tổng trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường: “Việc triển khai kiểm tra chuyên ngành tại hai cửa khẩu lớn tại TP.HCM, một mặt là để thực hiện Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả họat động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân theo văn bản số 7910/VPCP-KTTH ngày 2-10-2015 của Văn phòng Chính phủ, một mặt cũng là vì lợi ích của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và DN kinh doanh cảng. Bên cạnh đó, giúp hàng hóa được thông quan nhanh hơn, Cục Hải quan TP.HCM rất mong các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kinh doanh cảng, vì lợi ích chung của toàn xã hội, của cộng đồng DN XNK… phối hợp chặt chẽ với Cục Hải quan TP.HCM tổ chức thành công và sớm đưa vào hoạt động Phòng kiểm tra chuyên ngành tại hai cửa khẩu” . |