Sau gia nhập WTO,ậpWTODNViệtNamtăngtrưởngkhôngổnđịkqbd serbia các DN Việt Nam thiên về tăng trưởng nguồn vốn, dẫn tới sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn. Ảnh: NT. Phát biểu khai mạc Lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Báo cáo có chủ chủ đề “Tiếng nói cộng đồng DN Việt Nam trên chặng đường đổi mới”, là sự giới thiệu khái quát môi trường kinh doanh trong nước với những diễn biến về tình hình tăng trưởng kinh tế, cán cân XNK, thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và diễn biến của thị trường thế giới.
Đồng thời, báo cáo cũng là bức tranh chung về sự phát triển của DN Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012, đặc biệt là quá trình chuyển dịch DN và thực trạng cải thiện năng lực DN, nhất là năng lực tiếp cận thị trường.
Đề cập tới những phát hiện chính của báo cáo, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI khẳng định: Trong giai đoạn 10 năm kể trên, sự phát triển của DN Việt Nam thể hiện rõ rệt hai bộ mặt khác nhau.
Nếu những năm 2002-2006, sự phát triển của DN tương đối ổn định, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng DN, số lượng lao động, tổng tài sản và doanh thu thường tương đồng thì đến giai đoạn 2007-2011, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các DN lại phát triển quá thiên về tăng trưởng nguồn vốn, dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn.
Bà Hằng nhấn mạnh, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về tổng nguồn vốn, tổng doanh thu và tổng lao động của DN thường biến động rất mạnh và khác nhau. Điều này phản ánh sự tăng trưởng không ổn định của DN trong giai đoạn này.
Bà Hằng cũng cho biết, nổi bật nhất trong báo cáo là nội dung đánh giá về năng lực tiếp cận thị trường của DN Việt Nam. Theo đó, trong suốt 10 năm qua, năng lực này được đánh giá là khá yếu, mỏng manh. Điều này được minh chứng bằng việc các năm qua hàng tồn kho của DN Việt Nam tương đối lớn; số các DN phải giải thể hoặc ngừng sản xuất cao, đặc biệt là các DN có quy mô vừa và nhỏ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Thời gian qua, các DN vừa và nhỏ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thị trường hạn hẹp, lượng tồn kho cao. Nhiều DN không chống đỡ nổi đã phải tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng sản xuất. Ông Tuấn kiến nghị rằng, để giúp đỡ các DN quy mô vừa và nhỏ, Chính phủ cần có những chính sách quản lý, quy định phù hợp hơn. Trong đó, nên tập trung phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội, tổ chức xã hội.
Trong thời gian tới, để giúp các DN Việt Nam tháo gỡ những khó khăn, phát triển ổn định, bền vững hơn, bà Phạm Thị Thu Hằng đề xuất, Nhà nước cần có một cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là đối với DN vừa và nhỏ. Cần xác định rõ mục tiêu chính sách và nhóm đối tượng hỗ trợ, để từ đó chính sách sẽ tạo điều kiện kinh doanh chứ không chỉ dừng lại những ưu đãi hậu kinh doanh…
Đối với DN, theo bà Hằng, DN cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc DN, trong đó tập trung nguồn lực nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra; tăng cường tính liên kết trong kinh doanh… Thanh Nguyễn |