当前位置:首页 > Cúp C2

【cerezo đấu với sanfrecce】Quảng Ninh: 4 năm liên tiếp dẫn đầu PCI

p

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhận Cúp quán quân PCI năm 2020.

Sáng 15/4,ảngNinhnămliêntiếpdẫnđầcerezo đấu với sanfrecce tại TP Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID tổ chức lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xuất sắc giữ vị trí dẫn đầu toàn quốc về chỉ số này năm thứ 4 liên tiếp.

Năm 2020, điểm tổng hợp Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Quảng Ninh là 75,09 điểm, tăng 1,69 điểm so với năm 2019, giữ vững vị trí quán quân trong cả nước và là địa phương duy nhất đạt thang điểm trên 75 trong bảng xếp hạng năm nay. Đây cũng là điểm số cao nhất từ trước tới nay của Quảng Ninh.

Kết quả này tiếp tục khẳng định niềm tin của nhân dân với chính quyền và đặc biệt là sự đánh giá hài lòng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư; phản ánh chính xác, khách quan hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước của Quảng Ninh, nhất là trong bối cảnh năm 2020 - một năm đặc biệt khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Điểm nổi bật trong chỉ số PCI của Quảng Ninh năm 2020 là các chỉ số thành phần có sự cải thiện vượt bậc so với năm 2019, như: Chi phí gia nhập thị trường tăng 0,56 điểm; Tiếp cận đất đai tăng 0,12 điểm (tăng 16 hạng so với 2019); Chi phí thời gian tăng 0,64 điểm; Đào tạo lao động tăng 0,46 điểm; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng 0,9 điểm (tăng 17 hạng so với 2019); Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự tăng 0,18 điểm. Ngoài ra, nhiều chỉ số của Quảng Ninh năm nay tiếp tục giữ vững điểm số xếp hạng và vượt xa các địa phương xếp hạng phía sau.

Phát biểu sau khi nhận cúp Quán quân PCI năm 2020, ông Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh gửi lời cảm ơn chân thành tới nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, với Chính phủ và VCCI. Đối với Quảng Ninh, vị trí Quán quân PCI năm thứ 4 liên tiếp này là một phần thưởng vô cùng quý giá và đáng trân trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Để đạt được kết quả Chỉ số PCI hôm nay, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên đó là cải cách hành chính, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế, năng lực cạnh tranh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững, trong đó tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp dựa trên 3 trụ cột, gồm: Chủ động, quyết liệt thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đảm bảo giảm thành phần hồ sơ, giảm thời gian giải quyết, giảm chi phí thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công; và ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, phát huy hiệu quả chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cũng bày tỏ: Với vị trí 4 năm liên tiếp xếp ở vị trí Quán quân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vấn đề đặt ra với Quảng Ninh đó là “làm sao duy trì được vị trí dẫn đầu, vượt qua chính mình”.

Nhận thức tầm quan trọng của PCI trong phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã đặt ra chỉ tiêu “Hằng năm giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI”.

Đây là lần đầu tiên, các chỉ số này được đưa vào thành một chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cũng là địa phương duy nhất trong cả nước đưa các chỉ số này vào Văn kiện Đại hội.

Đây chính là sự cam kết, đồng hành của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh với nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân về xây dựng một chính quyền phục vụ, do nhân dân, vì nhân dân, hoạt động hiệu lực hiệu quả...

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Báo cáo PCI 2020 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.300 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.700 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động tại 22 địa phương tại Việt Nam.

Kết quả điều tra doanh nghiệp FDI năm 2020 cho thấy Việt Nam tiếp tục được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế là chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng hơn, thanh tra, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng Việt Nam tiếp tục kiểm soát tham nhũng, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống thủ tục, quy định và nâng cấp mạnh mẽ chất lượng cơ sở hạ tầng.

Lan Hương

分享到: