【bảng xêp hạng fifa】Nên "chốt cứng" hay "linh hoạt" trong tuổi nghỉ hưu?

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-09 23:55:47 评论数:

nen quotchot cungquot hay quotlinh hoatquot trong tuoi nghi huu

Đối với người lao động trên đang làm việc trên các dây chuyền, lao động trực tiếp tham gia sản xuất, cả lao động nam và nữ đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Xuân Thảo.

Để người lao động tự lựa chọn thời điểm nghỉ hưu

Trao đổi tại buổi tọa đàm “8 tiếng công bằng”, bà Hoàng Thu Hường, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho biết, mặc dù Hiến pháp (2013), Luật Bình đẳng giới (2006) và Bộ luật Lao động (2012) đều khẳng định mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, nhưng sự bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội chủ yếu vẫn nghiêng về phụ nữ, dù họ đóng góp thiết yếu cho xã hội và nền kinh tế, phụ nữ vẫn bị đánh giá thấp trong thị trường lao động và hưởng lợi bất bình đẳng từ tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu chính thức (55 đối với nữ và 60 đối với nam) khiến phụ nữ có thời gian làm việc ngắn hơn, cơ hội thăng tiến của họ cũng giảm đi.

Đáng chú ý, độ tuổi nghỉ hưu hiện vẫn đang có một số ý kiến trái chiều, theo đó, một số ý kiến cho rằng Nhà nước nên quy định tuổi nghỉ hưu của hai giới ở độ tuổi bằng nhau, còn nếu có ưu tiên cho nữ giới thì có thể lựa chọn khung từ 55 - 60 và từ 55 – 62 và người lao động được quyền lựa chọn thời điểm nghỉ hưu ở trong khoảng thời gian này, thay vì chốt ở một độ tuổi nhất định.

Cho ý kiến về đề xuất này, bà Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, quy định việc nghỉ hưu không bình đẳng thì sẽ có những bất lợi. Không chỉ doanh nghiệp mà cả nền kinh tế cũng sẽ không hiệu quả, không năng suất nếu mất đi một bộ phận lao động còn khả năng lao động nhưng đã phải nghỉ hưu.

Doanh nghiệp sẽ bị động về nguồn nhân lực

Đồng tình với quan điểm trên, ở góc độ là một doanh nghiệp sử dụng lao động, bà Đỗ Thị Thúy Hương, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Viettronics cho rằng, đối với người lao động trên đang làm việc trên các dây chuyền, lao động trực tiếp tham gia sản xuất, cả lao động nam và nữ đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu, đều muốn nghỉ hưu sớm. Vì thế, độ tuổi nghỉ hưu không nên áp đặt một độ tuổi “cứng” đối với nam và nữ.

Theo bà Hương, Nhà nước nên quy định độ tuổi nghỉ hưu của hai giới ở độ tuổi bằng nhau. Nếu có ưu tiên cho nữ giới thì có thể tùy lựa chọn khung từ 55 - 60 hoặc từ 55 – 62. Nếu người lao động ở độ tuổi nào thấy hết sức lao động thì có thể xin nghỉ. Song cũng nên tham khảo ý kiến của lao động nam về tuổi nghỉ hưu xem người ta có lựa chọn không, bởi với những khối lao động nặng nhọc thì lao động nam giới cũng có thể có nhu cầu nghỉ hưu sớm.

“Ở các nước khác người ta không phân biệt độ tuổi nghỉ hưu theo giới tính như ở Việt Nam. Là nước đi sau chúng ta nên học tập những nước đi trước, những nước có nền kinh tế cũng như sự bình đẳng tốt. Chúng ta có tể thực hiện theo hình thức người lao động có thể nghỉ hưu trước để đảm bảo sức khỏe còn phúc lợi xã hội như lương hưu thì sẽ được nhận sau đó 2 năm. Việc đưa ra khung tuổi nghỉ hưu từ 55-60 hay 55-62 sẽ không gây khó khăn với doanh nghiệp. Lý do là việc điều chỉnh trong khung thời gian nghỉ hưu sẽ được căn cứ trên hợp đồng. Chủ sử dụng lao động và người lao động có thể xác định trong hợp đồng tuổi nghỉ hưu dựa trên nhu cầu, sức khỏe và vẫn theo khung quy định ở độ tuổi của pháp luật quy định từ đó đưa vào hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh luật pháp, dù đồng ý với quan điểm tuổi nghỉ hưu là quyền của người lao động nên cần có khung để cho họ lựa chọn nhưng theo TS Đỗ Ngân Bình nếu nhìn nhận tuổi nghỉ hưu là một quy định độc lập tách rời các quy định khác thì rất ổn nhưng nó nằm trong tổng thể hệ thống pháp luật thì rất phức tạp, bởi quy định về vấn đề tuổi nghỉ hưu lại liên quan đến quyền của doanh nghiệp cho người lao động chấm dứt tại thời điểm nào và đây hiện đang là vấn đề vướng của Ban soạn thảo Luật.

Theo bà Bình, nếu để khung tuổi nghỉ hưu dài thì khi đó, doanh nghiệp sẽ luôn rơi vào trạng thái bị động về nhân lực, vì không biết người lao động sẽ nghỉ khi nào. Sẽ xảy ra trường hợp, có người lao động không muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 mà muốn tận 62 tuổi mới nghỉ. Trong khi đó, doanh nghiệp lại cho rằng đối với lao động đó chỉ 55 tuổi nghỉ hưu là hợp lý. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không làm gì được mà phải chờ đến hết khung độ tuổi nghỉ hưu là 60 hoặc 62 tuổi. Đây là điều vướng cho doanh nghiệp.

“Nếu trong luật có ghi rõ ‘người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng khi người lao động tới độ tuổi nghỉ hưu’ thì rõ ràng không thể thống nhất ngay từ đầu trong hợp đồng được, trong trường hợp họ được lựa chọn một khoảng tuổi nghỉ hưu, như thế là trái với luật rồi. Vì vậy, vấn đề này cần được tính toán và cân nhắc trong tổng thể chính sách và pháp luật về lao động”, TS Đỗ Ngân Bình phân tích thêm.