【nhận định bồ】Gói hỗ trợ kinh tế lần 2: Cần lưu ý tính khả thi

 人参与 | 时间:2025-01-25 21:00:11
Kỳ vọng gói hỗ trợ lần 2 mang tầm nhìn và có tính dự báo dài hạn
Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2
TS. Nguyễn Bích Lâm,óihỗtrợkinhtếlầnCầnlưuýtínhkhảnhận định bồ nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: “Gói hỗ trợ lần thứ hai cần có quy mô tác động đủ lớn và mang tính dài hạn”
3743 2t4
Nhiều đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa tiếp cận được với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Internet.

Đánh giá về gói hỗ trợ lần 1 và dự kiến gói hỗ trợ kinh tế lần 2, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, các chủ trương, chính sách ứng phó với đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ đưa ra đến nay là tương đối toàn diện, có mục đích cụ thể, kịp thời và đúng đối tượng.

Tuy nhiên, một số chủ trương, chính sách đến nay đã hết hạn hoặc phát huy tác dụng chưa cao do chậm thể chế hóa, chưa được tổ chức triển khai kịp thời, quyết liệt.

Đó là, điều kiện, thủ tục khá phức tạp, đối tượng thụ hưởng chậm nhận được các hỗ trợ làm cho tình hình thêm khó khăn, khi dịch bùng phát trở lại, làm hạn chế hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về vốn, lãi suất, gia hạn nộp thuế...

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, hiện nay, Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá đầy đủ tình hình triển khai các chính sách đã ban hành; thống kê, đánh giá tình hình doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh một cách sâu rộng, toàn diện.

Trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2020 và 2021.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện những giải pháp có hiệu quả cao, thiết thực đã triển khai vừa qua; đồng thời nghiên cứu sửa đổi một số điều kiện chưa sát với thực tế, hạn chế việc tiếp cận chính sách của một số đối tượng mục tiêu.

Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp bổ sung với quy mô, phạm vi và liều lượng đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi để duy trì tăng trưởng và phục hồi được ngay sau khi dịch được kiểm soát.

Về nguyên tắc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các chính sách, giải pháp trong thời gian tới phải xác định trúng vấn đề, đúng đối tượng, bảo đảm tính khả thi và có thể triển khai thực hiện nhanh chóng.

Khi xây dựng chính sách phải tính đến độ trễ trong xây dựng, ban hành chính sách ở Việt Nam và độ trễ trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Đặc biệt, cần phải có sự đồng thuận, thống nhất cao về chủ trương, quan điểm, phương pháp tiếp cận, cách thức thực hiện để trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả.

“Đây chính là bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai các chính sách trong giai đoạn đầu khi chính sách ra đời nhưng không thực thi được hoặc thực thi kém hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Ngoài ra, cần áp dụng chính sách theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình, quy mô doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình cũng như trách nhiệm đối với nhà nước của các doanh nghiệp.

Liên quan đến gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng ban hành theo Nghị quyết 42, tính đến thời điểm 13/7/2020 gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội mới giải ngân khoảng 11,5 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 18,2% thấp hơn rất nhiều so với dự kiến, qua đó hỗ trợ trực tiếp cho 11 triệu người và khoảng 0,19% số hộ kinh doanh.

Về gói hỗ trợ lần 2, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, Chính phủ cần có gói hỗ trợ tiếp theo thông qua các chính sách phù hợp, có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn đáp ứng 4 mục tiêu.

Cụ thể là: Đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid-19; hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp, tạo điều kiện để khu vực doanh nghiệp phục hồi nhanh khi tác động của dịch Covid-19 suy giảm và chấm dứt; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch; kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong tháng 9 vừa qua, cơ quan Tổng cục Thống kê cũng đã tiến hành cuộc điều tra lần thứ 2 về tác động của dịch Covid-19 lần thứ 2 tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

顶: 643踩: 24