您的当前位置:首页 > La liga > 【bang xep hang vong loai world cup】Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú 正文

【bang xep hang vong loai world cup】Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú

时间:2025-01-25 23:24:54 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu túNguyễn PhêThứ năm, 28/11/2 bang xep hang vong loai world cup

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Nguyễn PhêNguyễn Phê

(Dân trí) - "Giáo viên không phải bao giờ cũng đúng, học sinh không phải lúc nào cũng sai", đó là tâm tư của cô Nguyễn Thị Thúy, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Mơ ước làm cô giáo từ nhỏ

Cô Nguyễn Thị Thúy, Nhà giáo ưu tú, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn, có cha là bộ đội, mẹ là giáo viên tại xã Hồng Long (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Từ khi còn học phổ thông, Thúy đã có ước mơ trở thành cô giáo để dạy dỗ lớp trẻ trên chính quê hương mình.

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 1

Điều cô Thúy tâm niệm nhất với nghề phải đặt chữ Tâm lên hàng đầu (Ảnh: Nguyễn Phê).

Niềm vui như vỡ òa khi năm 1992, Thúy thi đỗ vào ngành sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp, cô Thúy được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Nghĩa Trung B. Sau 17 năm đứng lớp giảng dạy, năm 2011 cô được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Bình.

Với lòng say nghề, cô luôn tìm tòi, học hỏi để đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy. Do đạt được nhiều kết quả tích cực, năm 2013, cô được phân công về phòng giáo dục, phụ trách bậc tiểu học.

 Quá trình công tác, cô Thúy có nhiều sáng kiến được công nhận cấp tỉnh, cấp huyện và được ứng dụng hiệu quả ở các trường tiểu học trong huyện như: chương trình tiếng việt lớp 1, công nghệ giáo dục, ứng dụng phần mềm trong dạy học, lồng ghép học thông qua trò chơi trong các môn học, dạy học STEM…

Với đồng nghiệp, cô sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và quan tâm công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trẻ. Cô luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để có năng lực chuyên môn vững vàng, nhờ đó chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn đạt kết quả cao. 

Giáo viên phải là tấm gương mẫu mực

Cô Nguyễn Thị Thương, giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Nghĩa Đàn chia sẻ: "Cô Thúy là một người chuyên môn cốt cán của huyện, bản thân em được cô dìu dắt rất nhiều. Đặc biệt, trong các hội thi giáo viên giỏi huyện, giỏi tỉnh cô luôn hướng dẫn rất nhiệt tình. Trong cuộc sống cô như người chị quan tâm, gần gũi…".

Trong quản lý, đổi mới của cấp học, cô Thúy còn tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học mang tính ứng dụng cao về sáng kiến, giải pháp phục vụ cho bậc học như: Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào hoạt động dạy học, xây dựng lớp tại các trường tiểu học trên địa bàn; giải pháp quản lí đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc ở các trường tiểu học.

Chính vì vậy, hơn 10 năm qua, bậc tiểu học huyện Nghĩa Đàn luôn được Sở GD&ĐT xếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 2

Cô Thúy truyền tải các chuyên đề đổi mới giáo dục cho các trường học trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Ảnh: Nguyễn Phê).

"Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mỗi giáo viên phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo. Không ai hoàn thiện ngay từ đầu song cần ý thức được về nghề nghiệp của mình để tự hoàn thiện bản thân. Giáo viên không phải bao giờ cũng đúng, học sinh không phải lúc nào cũng sai…", cô Thúy chia sẻ.

Theo Nhà giáo ưu tú, thầy, cô phải luôn nhìn nhận, đánh giá khách quan mọi vấn đề để rút ra kinh nghiệm, bài học qua giao tiếp với học sinh. Thầy, cô giỏi, ngoài kỹ năng còn phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, nắm bắt được tâm lý học sinh, đánh giá đúng khả năng nhận thức, năng lực và sự phát triển của từng em.

"Từ đó đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh. Điều tôi tâm niệm nhất với nghề phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. Tận tâm, tâm huyết chính là nền tảng để bản thân tôi từng bước gây dựng sự nghiệp "trồng người" của mình", cô Thúy chia sẻ thêm.

Cũng theo cô Thúy, với yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp giảng dạy, kiến thức chuyên môn, nếu giáo viên không thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi thì khó mà đáp ứng được yêu cầu.

Với cô, mỗi bài giảng không chỉ được chuẩn bị bằng kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phải khéo léo trong văn hóa ứng xử và thật nhẫn nại, kiên trì trong công tác giáo dục học sinh. Vì vậy, trong cách giáo dục của cô không có sự khô cứng, mà cô và trò cùng tham gia học tập một cách thoải mái, tự nhiên.

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 3

Cô Nguyễn Thị Thúy nắn nót cho trẻ từng nét chữ ngay từ khi vào lớp 1 (Ảnh: Nguyễn Phê).

Thầy Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn cho hay: "Cô Thúy là một cán bộ vững về chuyên môn, có tâm với nghề, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp. Cô còn là một chuyên viên có nhiều đóng góp cho bậc học tiểu học".

Với những nỗ lực, cống hiến cho nghề, nhiều năm liên tục cô Thúy đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp; nhiều năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác GD&ĐT giai đoạn 1980-2022.

Tâm tư nữ giáo viên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 4

Đặc biệt, năm 2023, cô Nguyễn Thị Thúy là một trong 63 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.