Lãnh đạo Bộ Công thương và TP.Hồ Chí Minh đang giới thiệu hàng của Việt Nam cho đối tác của Myanmar. Ảnh: TL. * Thời gian vừa qua Myanmar nổi lên là một nước thu hút đầu tư rất mạnh từ các DN nước ngoài. Đây có thể là một đối thủ về thu hút đầu tư với Việt Nam trong tương lai. TheệpViệtNamnênđầutưvàoMyanmarlĩnhvựcnàlịch thi đấu vô địch quốc gia brazilo ông đâu là nhân tố tạo nên sự thu hút mạnh mẽ này? - Tôi cho rằng thay vì nhận định Myanmar như một đối thủ, chúng ta nên nhìn Myanmar như một đối tác để tham khảo về những bài học trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tôi thấy rằng, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của họ rất hợp lý. Xét về tổng thể, họ lựa chọn mô hình kinh tế cũng giống như ta, đó là chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên trong chiến lược tổng thể đó, họ xác định rõ từng giai đoạn sẽ tập trung vào cái gì. Chẳng hạn như, xác định là một nước nông nghiệp, cho nên trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung, họ luôn luôn coi trọng nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Thứ hai là họ xác định ngành nào mà DN Myanmar có thể làm được thì không khuyến khích DN nước ngoài vào đầu tư, tinh thần này thể hiện ở Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài sửa đổi của Myanmar. Họ chỉ kêu gọi thu hút vốn vào những lĩnh vực không có lợi thế cạnh tranh, cũng như họ quy định hình thức đầu tư vào từng lĩnh vực. Cái gì cho phép đầu tư 100% vốn, cái gì liên doanh để học hỏi công nghệ... Myanmar có một chiến lược cải cách tổng thể, xác định rõ từng giai đoạn nên ưu tiên phát triển về cái gì... Ông Vũ Cường, Tham tán Thương mại tại Myanmar. Ảnh: MN. * Theo đánh giá của ông thì lĩnh vực nào cùa Myanmar được cho là tiềm năng để các DN Việt Nam có thể đầu tư? - Về đầu tư, tôi cho rằng những lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, sản xuất và chế biến hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, cung cấp dịch vụ: công nghiệp, vận tải... Đây là những lĩnh vực rất tiềm năng, được Myanmar khuyến khích đầu tư và có nhiều ưu đãi. Hơn nữa, các lĩnh vực này cũng là thế mạnh của các DN Việt Nam. * Trong thời gian qua, Tham tán đã có những hỗ trợ gì đối với các DN Việt Nam đầu tư sang Myanmar. Cách thức hỗ trợ cụ thể như thế nào? - Những DN sang tìm hiểu đầu tư tại Myanmar đều được chúng tôi giúp đỡ. Trước hết là hỗ trợ về cơ chế pháp lý của nước sở tại. Bên cạnh đó, với sự am hiểu về thị trường, chúng tôi tư vấn cho các DN những lĩnh vực nào là tiềm năng. Đầu tư sang Myanmar như thế nào... để tránh được những thất bại. Chúng tôi cũng tiến hành thới thiệu những đối tác cho DN Việt Nam có thể hợp tác đầu tư. Có rất nhiều cách hỗ trợ, thứ nhất là chúng tôi thông qua trang web về thị trường nước ngoài của Bộ Công thương, thông qua việc đưa những thông tin qua báo chí hoặc gặp gỡ trực tiếp những DN sang Myanmar. Chúng tôi cũng phát hành cuốn sách về Myanmar với tựa đề “Thị trường Myanmar những điều cần biết”... * Thưa ông, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều DN Việt Nam sang Myanmar để tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại chưa? - Từ năm 2012, khi Myanmar mở cửa đến nay đã có rất nhiều DN Việt Nam sang tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư tại nước này. Theo ước tính của chúng tôi, đã có hàng ngàn DN Việt Nam sang Myanmar để tìm kiếm cơ hội. * Về tình hình thanh toán thương mại giữa hai nước thì sao. Có vướng mắc gì không, thưa ông? - Hiện nay các thanh toán quốc tế nói chung đều có thể tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng của Việt Nam và ngân hàng Myanmar. Riêng trong lĩnh vực thanh toán thương mại, hiện nay Myanmar rất ít rào cản. Các ngân hàng của Myanmar đã được thanh toán quốc tế bình thường từ năm 2013. Kể từ năm 2014, các ngân hàng nước ngoài cũng được cung cấp dịch vụ này ở Myanmar. Trong thời gian 2 năm tôi làm Tham tán ở Myanmar thì chưa có DN nào của Việt Nam khiếu kiện DN Myanmar về thanh toán. * Xin cảm ơn ông! Nhật Minh (ghi) |