【kết quả trận bochum】Lãi suất vẫn “nặng vai” doanh nghiệp

作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:41:32 评论数:
lai suat van nang vai doanh nghiepDự báo xu hướng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới
lai suat van nang vai doanh nghiepThị trường trái phiếu Chính phủ tháng 7/2019: Lãi suất giảm ở tất cả kỳ hạn
lai suat van nang vai doanh nghiepDoanh nghiệp bất động sản huy động trái phiếu lãi suất cao: Chưa bất thường
lai suat van nang vai doanh nghiepVietinBank tiếp tục giảm 0,ãisuấtvẫnnặngvaidoanhnghiệkết quả trận bochum5%/năm sàn lãi suất cho vay ngắn hạn
lai suat van nang vai doanh nghiep
VietinBank là một trong 4 ngân hàng thương mại Nhà nước giảm lãi suất cho vay một số lĩnh vực ưu tiên từ 1/8. Ảnh: Thùy Linh.

Ăn mòn lợi nhuận

Báo cáo tài chính quý II vừa công bố của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ghi nhận khoản lợi nhuận trước thuế chỉ vỏn vẹn 183 triệu đồng trong 6 tháng, giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm trước, bởi trong quý II, DN này đã lỗ 6 tỷ đồng. Phân tích báo cáo tài chính của DN này cho thấy các khoản nợ vay gấp rưỡi vốn chủ sở hữu, lần lượt là hơn 557 tỷ đồng so với hơn 390,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong các khoản nợ phải trả, tổng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của Hải Hà đã lên tới hơn 450,6 tỷ đồng, chiếm gần 81% tổng nợ. Vì thế, 6 tháng qua, trong tổng lượng chi phí tài chính DN này phải trả là hơn 10,52 tỷ đồng, chi phí lãi vay đã hơn 10,49 tỷ đồng.

Một DN có số nợ “khủng” gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu phải kể đến Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng nợ phải trả của DN này đã lên tới hơn 2.577 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 74 tỷ đồng. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2018, chi phí tài chính của DN này đã giảm hơn 20 tỷ đồng, nhưng hiện vẫn ở mức cao, lên tới 57,6 tỷ đồng; trong đó, chi phí lãi vay đã là 55,8 tỷ đồng. Do vậy, 6 tháng đầu năm 2019, Trường Thành ghi nhận khoản lỗ 290 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý II/2019 của Trường Thành cho biết DN này đang có nhiều khoản vay tại ngân hàng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tiêu biểu như vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bình Dương hơn 123 tỷ đồng, lãi suất 8,5%/năm, vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) hơn 4,8 tỷ đồng, lãi suất 10,5%/năm…; vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long hơn 1,1 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm… Các khoản nợ này đều từ cách đây hơn 3 năm, nhưng đến nay, DN này vẫn chưa thể trả và phải chịu lãi vay.

Trên đây chỉ là 2 ví dụ về các DN đang phải chịu gánh nặng nợ vay, khiến nhiều DN vẫn phải đặt kế hoạch lỗ từ năm này qua năm khác. Mặc dù nhiều DN đã phải tái cơ cấu, gia hạn nợ, gia tăng đầu tư, kêu gọi nhà đầu tư… nhưng với lãi vay “đè nặng” lên vai thì lợi nhuận làm ra chỉ để trả lãi. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, dù đã được Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải “mạnh tay” chi khoảng 1 tỷ USD để tái cấu trúc, nhưng trong quý II này, DN này vẫn lỗ trước thuế 687 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân được Hoàng Anh Gia Lai giải trình là do chi phí lãi vay cao.

Hiện 70% doanh thu của các ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Nên dù Ngân hàng Nhà nước siết hoạt động tín dụng, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 ở mức khiêm tốn chỉ 14%, nhưng các ngân hàng vẫn có mức tăng mạnh, thậm chí cạn “room” tín dụng dù mới chỉ đi được nửa chặng đường của năm 2019. Vì thế, nhiều ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng khác cũng kỳ vọng nhận được sự điều chỉnh tương tự.

Do đó, trái ngược với tình cảnh “khốn đốn” của một số DN vì lãi vay, các ngân hàng lại có mức tăng trưởng lợi nhuận cao kỷ lục so với cùng kỳ của năm 2018. Nhiều ngân hàng đã báo lãi lên tới hơn chục ngàn tỷ đồng. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 11.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với lợi nhuận trước thuế đạt 4.306 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt gần 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2019…

Áp lực lãi suất

Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đây được coi là mặt bằng khá ổn định từ đầu năm đến nay. Thực tế là giữa tháng 7 vừa qua, NHNN cũng đã cắt giảm 0,25% lãi suất tín phiếu, từ mức 3% về mức 2,75%. Động thái này được nhiều nhà đầu tư đánh giá là một động thái nới lỏng tiền tệ. Đặc biệt, từ 1/8, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã tuyên bố giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên; nhóm ngân hàng TMCP cũng thực hiện nhiều chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, các gói cho vay lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất cần thực chất hơn, thay vì chỉ mang tính kêu gọi. Bởi thời gian qua, việc giảm lãi suất cũng đã nhiều lần được thực hiện nhưng chỉ “xôn xao” trong thời gian ngắn, sau đó trở nên trầm lắng và lãi suất vẫn theo xu hướng tăng, thay vì giảm.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, quy mô các ngân hàng ngày càng lớn thì số lượng cho vay cũng sẽ “nở” ra tương tự, do đó, lợi nhuận ngân hàng cao không phải là “thước đo” để giảm lãi suất. Nhưng xét trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc hạ lãi suất là rất khó, vì lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay phải cao. Vì thế, lãi suất chỉ có thể duy trì ổn định như năm ngoái. Đồng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho rằng, thanh khoản giữa các ngân hàng hiện vẫn đang phân hóa mạnh, dẫn đến lãi suất huy động sẽ tiếp tục neo ở mức cao. Do vậy, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam có thể được điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực ưu tiên, nhưng sẽ khó thiết lập được mặt bằng lãi suất mới thấp hơn hiện nay.

Ngoài ra, với tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay, lãi suất cũng đang chịu nhiều cản trở khó có thể giảm xuống. Ở trong nước, về lãi suất huy động, từ đầu tháng 7 thị trường ghi nhận động thái tăng lãi suất huy động của hàng loạt ngân hàng. Diễn biến tăng lãi suất thể hiện ở khắp các kỳ hạn, giá trị, quy mô ngân hàng lớn nhỏ. Nhiều ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài với mức lãi suất lên tới trên 9%/năm. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh phát hành trái phiếu với quy mô lớn, kỳ hạn dài, lãi suất cao. Hơn nữa, những ngày qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bất ngờ leo thang căng thẳng đã khiến tỷ giá và giá vàng cũng có nhiều biến động, nhất là đà tăng mạnh của giá vàng… Không những thế, việc giảm lãi suất mới chỉ được tiến hành ở một số ngân hàng, một số lĩnh vực ưu tiên nên vẫn chưa thể lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng, các ngân hàng gia tăng lãi suất huy động, trái phiếu DN chỉ nhằm huy động nguồn vốn trung, dài hạn và không phải là xu hướng chung của cả hệ thống. Thế nên, mặt bằng lãi suất huy động bình quân không tăng, lãi suất cho vay có thể giữ được ổn định. Lạm phát hiện nay được duy trì ở mức thấp, hỗ trợ rất lớn để lãi suất không thể tăng lên. Tuy nhiên, về mặt kinh tế học, việc giảm lãi suất nếu không khéo có thể dẫn đến những tác dụng ngược, như việc kiểm soát mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng, gia tăng áp lực lên lạm phát… do đó phải cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Hiện hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đóng vai trò chính trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nhưng lãi suất cao lại gây nhiều áp lực cho hoạt động của DN, nên các DN vẫn luôn mong muốn hạ lãi suất cho vay. Nhất là khi phải vào nửa cuối năm, nhu cầu vốn của DN mới tăng mạnh. Theo các DN, việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để tái đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng đầu vào đang tăng cao, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Nhưng những vấn đề trên cho thấy, việc giảm lãi suất không phải là chuyện “nói được, làm ngay” mà phải có sự điều chỉnh, cơ cấu để không làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống.