【nhận định trận betis】Lò đốt rác tại gia đình: Việc làm nhỏ
Bà Phạm Thị Na,đốtraacutectạigiađigravenhViệclagravemnhỏnhận định trận betis Chủ tịch UBMTTQVN xã Phước Thiện cho biết: “Trước đây, Phước Thiện từng bị liệt vào “danh sách đen” về tiêu chí môi trường. Qua tìm hiểu những mô hình xử lý rác nông thôn hiệu quả ở các địa bàn khác, cùng với sự sáng tạo của người dân địa bàn, xã đã áp dụng mô hình xử lý rác tại gia đình bằng lò đốt mini. Để tạo sự đồng thuận của nhân dân, xã thí điểm xây dựng 40 lò đốt rác, với hình thức trích ngân sách xã 25%, ban, ngành, đoàn thể đóng góp 25%, gia đình 50%. Qua nửa năm thực hiện thấy hiệu quả rõ rệt và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.
Người dân ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện phấn khởi khi hoàn thành lò đốt rác đầu tiên tại ấp
Đi dọc tuyến đường bê tông thuộc ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện, ngoài những hàng rào cây xanh, rừng cao su, vườn tiêu... chúng tôi thấy nhà nào cũng làm 1 lò xử lý rác loại nhỏ. Lò được xây bằng gạch, diện tích khoảng 1m2. Đây là nơi người dân xử lý rác tại nhà. Rác thải trong sinh hoạt được người dân phân loại: rác hữu cơ thì ủ để làm phân bón cây trồng; loại vô cơ đưa vào lò đốt, tránh ô nhiễm môi trường.
Trước đây, gia đình chị Hoàng Thị Thơ ở ấp Điện Ảnh, thường tập trung rác thải về khoảnh đất trống sau vườn để đốt. Song, cách làm này chỉ có thể áp dụng vào mùa nắng, còn mùa mưa rất bất tiện. Vì vậy, khi nghe khu dân cư họp triển khai mô hình xây dựng lò xử lý rác thải tại nhà, chị Thơ hưởng ứng ngay. Chị Thơ chia sẻ: “Khi chưa xây lò, người dân vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. Có lò rác đốt tại nhà, vấn đề vệ sinh môi trường được đảm bảo, không chỉ tại mỗi gia đình mà cảnh quan đường làng ngõ xóm cũng sạch, bà con rất phấn khởi”. Chung suy nghĩ, bà Nguyễn Thị Tiến ở cùng ấp nói: “Từ ngày có lò đốt rác, việc xử lý rác thải khỏe hơn nhiều! Mỗi lần nấu ăn xong, tôi thu gom rác rồi bỏ vào lò và cứ 2 ngày đốt một lần. Ngoài xử lý nhanh gọn, xây lò đốt rác trong vườn mình phân loại được rác thải, chai lọ thu gom để bán còn các loại rác hữu cơ có thể làm phân bón rau và cây ăn trái”.
Ông Đào Mạnh Hưng, Phó bí thư Đảng ủy xã Phước Thiện cho biết: “Đến nay, trên địa bàn xã có 700 lò đốt rác mini tại 6/6 ấp, đạt trên 60% hộ dân. Xã phấn đấu đến hết năm 2019 đạt 100% hộ dân áp dụng mô hình này, góp phần nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đây cũng là “chìa khóa” giúp xã hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường, đưa Phước Thiện về đích nông thôn mới trong năm 2020.
“Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí môi trường rất quan trọng. Nhận thấy mô hình lò đốt rác mini tại gia đình ở xã Phước Thiện rất hiệu quả, chúng tôi đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức nhiều đợt đến tham quan học hỏi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân toàn huyện xây dựng lò đốt rác tại nhà” - bà Cao Thị Hồng Mận, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Bù Đốp cho biết thêm.
Việc xây dựng lò đốt rác tại gia đình là việc làm nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, trước hết là đảm bảo môi trường sống, dần hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý chất thải đúng quy định. Mô hình xử lý rác thải tại gia đình ở xã Phước Thiện rất cần được nhân rộng.
Đức Trung