【ty so bong da net】Bi kịch lừa xuất khẩu lao động

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:03:54

Thủ đoạn

Để có tiền đánh bạc,ịchlừaxuấtkhẩulaođộty so bong da net trả nợ đánh bạc thua, T. đã lợi dụng danh nghĩa giám đốc Công ty TNHH tư vấn dịch vụ ANZEN (không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài), dùng nhiều thủ đoạn gian dối để mọi người tin tưởng T. có khả năng đưa được họ đi XKLĐ tại Nhật theo chương trình thực tập sinh, nhằm chiếm đoạt tiền.  Ngoài 2,95 tỷ đồng chiếm đoạt của 20 nạn nhân, T. còn giả vờ chạy xin việc cho 2  người khác để chiếm đoạt gần 200 triệu đồng.

Năm 2008, T. đi học tiếng Nhật, sau đó xuất cảnh sang Nhật làm việc theo chương trình thực tập sinh. Sau khi về nước, T. thành lập Công ty ANZEN, với chức năng là dạy ngoại ngữ, tư vấn dịch vụ, môi giới lao động việc làm, đào tạo, cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước. Để có nguồn học viên tư vấn, đào tạo T. nói với người quen giới thiệu người, sẽ được tiền môi giới. T. còn liên lạc qua facebook với nhiều người quen cũ đang lao động tại Nhật, hỏi ai có bà con, anh em… có nhu cầu đi Nhật làm việc thì giới thiệu cho T. để hưởng tiền công môi giới.

Giữa tháng 5/2016, sau khi chơi cá độ bóng đá qua mạng bị thua, không có khả năng chi trả, T. nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tiền của những người được môi giới giới thiệu đến Công ty ANZEN để đăng ký học tập tiếng Nhật và các kỹ năng thực tập sinh để đi Nhật làm việc.

Khi có người đến hỏi, đăng ký, T. giới thiệu mình là giám đốc Công ty ANZEN, một chi nhánh của Công ty Hoàng Minh tại TP. Hồ Chí Minh có chức năng chuyên về XKLĐ, bản thân cũng đã từng đi XKLĐ tại Nhật theo chương trình thực tập sinh. Hiện tại, Công ty ANZEN có rất nhiều đơn hàng đi Nhật làm việc theo diện hồ sơ “phái cử” (tức là không cần thi tuyển mà vẫn chắc chắn đi được), nhưng phải học tiếng Nhật tại công ty 6 tháng. Tiền xuất cảnh trọn gói là 6.000 USD, đặt cọc trước 4.000 USD. Khi nào có lịch bay thì đóng tiếp 2.000 USD. Các bị hại đều tin lời T. Để tạo thêm niềm tin, T. hướng dẫn mọi người đi làm hộ chiếu, mở lớp học tiếng Nhật, dạy kỹ năng cần thiết khi được XKLĐ sang Nhật.

Thế nhưng, các bị hại đâu biết, số tiền họ đặt cọc 4.000 USD/1 người, T. dùng để trả nợ thua bạc trước đó và tiếp tục đánh bạc. Càng đánh càng thua, nên T. nghĩ ra nhiều khoản thu mới như: giáo dục định hướng, chi phí hồ sơ, giáo trình, may đồng phục, tiền bảo hiểm tự nguyện ở Nhật… để thu tiền các bị hại.

Để tiếp tục “moi” 2.000 USD còn lại của những người đăng ký đi XKLĐ, T. nhắn tin qua zalo, SMS hoặc gọi trực tiếp báo họ đã có lịch bay, yêu cầu đến công ty nộp số tiền còn lại để hoàn tất thủ tục. ..

Hậu quả xót xa

Những gia đình bị hại đều là dân nghèo ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Nam, sinh sống bằng nghề nông, làm thuê. Mong muốn thay đổi cuộc sống, họ thế chấp nhà cửa, đất đai, vay nợ ngân hàng để con cái, người thân có cơ hội ra nước ngoài lao động, hy vọng sau khi trả hết nợ nần sẽ tích cóp vốn liếng trở về quê nhà “lấy đà” làm ăn. Họ đâu ngờ rơi vào “bẫy” của kẻ “khát” đỏ đen, lừa đảo. Khổ hoàn khổ, họ còn cơ cực vì oằn lưng trả món nợ (không biết bao giờ trả hết) mà bị cáo đã lừa mất, “nướng” vào chiếu bạc.

Không khỏi xót xa trước cảnh khi cánh cổng TAND tỉnh mới mở, những người bị hại nằm, ngồi vạ vật bên ngoài lếch thếch đi vội vào phòng xét xử. Từ quê, họ bắt xe đò đi trong đêm. 4 giờ sáng xe đến Huế, họ ngồi đợi đến sáng. Mệt mỏi, bơ phờ bởi chặng xe dài để đến phiên tòa nhưng hi vọng lấy lại được tiền đã bị chiếm đoạt lại quá mong manh.

Nữ bị hại tên N. kể xen trong tiếng nấc: Chị làm nghề phụ hồ. Chồng mắc bệnh nan y, tiền thuốc thang viện phí khiến gia cảnh nghèo càng nghèo thêm. Thế chấp nhà cửa vay ngân hàng để đứa con gái lớn đi XKLĐ, gia đình chị hi vọng sau này trả nợ xong, có chút vốn làm ăn lo thuốc men cho chồng chị. Ai ngờ… Những người bị hại khác cũng nước mắt lưng tròng, bởi họ cùng hoàn cảnh nghèo khổ bị lừa, cũng chung nỗi đau, nỗi khổ của chị N.

Ngoài hình phạt tù, tòa tuyên bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho những người bị hại. “Tiền của tui rồi có lấy lại được không” là những câu hỏi thảng thốt mà ngay chính bản thân các nạn nhân cũng biết “đáp án” là… quá mong manh. “Gánh” nợ nần chồng chất lên cuộc sống của họ không biết bao giờ mới dứt.

Vụ án này âu cũng là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác khi làm thủ tục XKLĐ. Tốt nhất nên thông qua sự giới thiệu của chính quyền địa phương và Phòng Lao động thương binh – Xã hội trên địa bàn, để tránh tiền mất tật mang.

DUY TRÍ

顶: 389踩: 3