当前位置:首页 > World Cup

【bóng đá đan mạch】Rào cản ngăn cản kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế và thương mại hóa

Các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn

GS.TS Châu Văn Minh,àocảnngăncảnkếtquảnghiêncứuứngdụngvàothựctếvàthươngmạihóbóng đá đan mạch Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao cho đất nước.

Nhằm thúc đẩy việc thương mại hoá kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ, Viện Hàn lâm đã ban hành 4 chương trình ứng dụng và triển khai công nghệ: 1) Chương trình Phát triển công nghệ với yêu cầu sản phẩm đầu ra là: Các sáng chế, giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng; 2) Dự án sản xuất thử nghiệm với đầu ra là quy trình công nghệ được thử nghiệm ở quy mô pilot (hợp tác với doanh nghiệp); 3) Chương trình phát triển sản phẩm thương mại với sản phẩm đầu ra là các sản phẩm được cấp phép bởi cơ quan quản lý và được thương mại hoá; 4) các Đề tài dự án hợp tác bộ ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề cấp bách do các bộ, ngành địa phương đặt hàng.

Các chương trình này hỗ trợ nhà khoa học nghiên cứu giải quyết các vấn đề, thách thức của doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương. Viện Hàn lâm đã xây dựng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc và trực tiếp triển khai ứng dụng đem lại hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội.

Trong những năm qua, bên cạnh thành tích về công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, Viện Hàn lâm luôn đứng đầu về số bằng sáng chế và giải pháp hữu ích và chiếm tỉ lệ lớn của Việt Nam, có khoảng 40-50 sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp bằng hàng năm. Đặc biệt, trong năm 2021, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 63 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích chiếm gần 20% thị phần về Sáng chế và Giải pháp hữu ích tại Việt Nam do người Việt Nam là chủ bằng.

Nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai tại Viện... Trong 10 năm qua, các đơn vị của Viện Hàn Lâm đã chuyển giao 120 sản phẩm, công nghệ cho các doanh nghiệp, địa phương và hiện nay đã có gần hơn 250 công nghệ có thể giới thiệu với doanh nghiệp để chuyển giao.

Đặc biệt liên tục trong 2 năm 2020 và 2021, Viện Hàn lâm được nhận giải thưởng "Dẫn đầu đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á" (hạng mục tổ chức nghiên cứu Chính phủ) của tổ chức cơ sở dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới Clarivate, Vương Quốc Anh.

Có thể thấy với việc Trung ương ban hành Nghị quyết 20 về KH&CN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực chuyển giao công nghệ, cùng với sự nỗ lực, cố gắng thì Viện Hàn lâm đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả ứng dụng nổi bật, có nhiều công nghệ đã sẵn sàng chuyển giao, nhưng Viện vẫn chưa thể phát huy hết thế mạnh của mình trong công tác ứng dụng và thương mại hóa tài sản trí tuệ của Viện vì còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

 GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ảnh VGP

分享到: