Người đứng đầu ngành xây dựng thẳng thắn chỉ ra điểm chưa tích cực trong phát triển thị trường bất động sản,ộtrưởngXâydựngThịtrườngbấtđộngsảnbịlợiíchnhómchiphốkết quả bóng đá quốc gia ý thị trường phát triển chưa đồng bộ, thiếu bền vững, thiếu minh bạch, nhiều nơi còn phát triển tự phát, bị lợi ích nhóm chi phối.
Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến bất động sản cao cấp
Tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2017 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức diễn ra ngày 15/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định trong năm 2018, sẽ không có dấu hiệu biến động cực đoan nào xảy ra với thị trường bất động sản.
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng chỉ ra một số hạn chế trong phát triển thị trường bất động sản như chưa đồng bộ, thiếu bền vững, thiếu minh bạch, nhiều nơi còn phát triển tự phát, bị lợi ích nhóm chi phối.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2017 sáng nay (15/11). |
Về nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này, Bộ trưởng cũng cho rằng chưa đa dạng. Nguồn vốn hiện nay chủ yếu vẫn đến từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng, trong khi đó tỷ lệ vốn của chủ đầu tư thấp. Một số doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng thông qua các công ty con, công ty liên kết gây ra sự khó kiểm soát việc cho vay và cơ cấu tín dụng.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, cơ cấu hàng hóa trên thị trường vẫn còn bất hợp lý. Trong khi phân khúc nhà ở cao cấp đang dư cung thì lại thiếu nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến bất động sản cao cấp, đầu tư các khu nghỉ dưỡng.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận định sau giai đoạn khủng hoảng, từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường từng bước hồi phục và phát triển thể hiện ở tính thanh khoản tăng ở hầu hết phân khúc, giao dịch ổn định và duy trì ở mức khá. Cùng với đó, cơ cấu hàng hóa cũng có sự điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng nhằm vào nhu cầu của người ở thực và khả năng thanh toán của khách hàng.
Theo Bộ trường, đầu tư bất động sản vẫn là một kênh hấp dẫn, được nhiều người lựa chọn.
Thổi giá theo tin đồn, dựa hơi doanh nghiệp
Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, tại TP.HCM có hiện tượng tăng giá đất nền tại một số khu vực vùng ven như Quận 2, Quận 9, Huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ... (giá đất nền tăng từ 10-20%, có khu vực tăng giá 30-40%, cá biệt có nơi giá tăng lên đến 70% so với năm 2016).
Theo vị Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, nguyên nhân cơ bản là do hệ thống hạ tầng giao thông tại các khu vực trên đang phát triển mạnh; thông tin một số doanh nghiệp lớn đang chuẩn bị đầu tư vào các dự án lớn tại các khu vực này, một số khu vực nông thôn sẽ được đô thị hóa... Những thông tin này bị giới đầu cơ, những người môi giới lợi dụng đẩy giá đất nền lên cao.
Theo ông Ninh, Bộ Xây dựng đã kịp thời chỉ đạo Sở Xây dựng TP.HCM nắm bắt tình hình báo cáo UBND Thành phố triển khai các giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường như: Yêu cầu thành phố công khai thông tin quy hoạch các khu vực trên; công khai về tiến độ triển khai các dự án giao thông, các dự án hạ tầng và dự án bất động sản; tổ chức các đoàn kiểm tra việc kinh doanh bất động sản, chấn chỉnh việc chia lô bán nền trái quy định... để kịp thời chấn chỉnh tình trạng tăng giá đột biến đất nền tại các khu vực nêu trên. UBND TP.HCM đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể, đến nay, thị trường đã ổn định trở lại.
Ông Ninh cũng dự báo thị trường nhà ở trong ngắn hạn sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên một số phân khúc sản phẩm (đất nền, căn hộ có quy mô vừa và nhỏ...) có thể có sự thay đổi nhất định về giá cả tại một số khu vực, địa phương; thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục pháp triển.
‘Siết’ việc đầu tư mới bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng |
Hồng Khanh
Nhiễu loạn với số liệu báo cáo thị trường bất động sản
Cùng một phân khúc, cùng một thời gian nhưng mỗi công ty nghiên cứu thị trường bất động sản lại cho ra một số liệu hoàn toàn khác nhau, thậm chí con số vênh nhau rất lớn.