【soi kèo nữ bayern munich】Mạch sống tình người
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-27 04:59:34 评论数:
BP- “Phải sống như thế nào?ạchsốngtigravenhngườsoi kèo nữ bayern munich” - một câu hỏi luôn khiến nhiều người trăn trở, nghĩ suy. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn”. Và theo tôi, để “sống đẹp” ta phải sống đúng, sống tử tế với bản thân và mọi người. Bởi “tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết”.
Vậy sống tử tế là như thế nào? Cách sống là cách làm người, sống tử tế là sống đúng với đạo lý dân tộc, với chuẩn mực của xã hội. Tử tế là cách sống có văn hóa, có học thức, được mọi người đồng tình. Biết sống vì người khác, vì cộng đồng, không nên để mình bị rơi vào chủ nghĩa vị kỷ.
Tại sao con người phải sống tử tế? Đó là nền móng để con người nhìn nhận về nhau. Không sống tử tế thì họ sẽ không bao giờ nhận được cái nhìn tốt đẹp của người xung quanh. Sống tử tế để con người có cơ hội yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Trong cuộc sống sẽ có những lúc bản thân gặp khó khăn, cần được sự giúp đỡ từ người khác và hơn thế nữa chúng ta đều cần nhau trong mọi hoàn cảnh. “Cho là nhận” quả đúng như vậy, một khi ta tử tế với ai đó thì chắc chắn sẽ có một ngày ta nhận lại được sự tử tế. Vậy nên hãy sống tử tế với tất cả mọi người, cuộc đời sẽ trở nên ấm áp, thân tình và đáng sống biết bao. Sống tử tế là nền tảng để tạo lập tình người. Bạn thử nghĩ xem nếu trên trái đất này không còn tình người, mọi vật đều trở nên vô cảm thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Đừng vội nói rằng sống tử tế là quá khó khăn vì bạn có thể tử tế với những hành động nhỏ nằm trong khả năng của bạn. Sống tử tế từ những việc làm nhỏ nhất như dẫn một cụ già qua đường hay tặng em bán vé số một ổ bánh mì... Đó là những hình ảnh với lối sống đẹp. Bạn chưa thử thì đừng nghĩ nó khó khăn và cũng không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh khi mình không muốn tử tế với người khác.
Hãy sống! Sống sao cho thật ý nghĩa và chân thành nhất. Niềm vui của mình cũng chính là niềm vui của người khác. Sống để cống hiến cho đời thêm tươi đẹp bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Như Quỳnh
(Trường THPT chuyên Quang Trung)