Trước nhiều khó khăn,ăngtốccuốinăhoàng anh gia lai vs thách thức đặt ra nhưng với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) theo kế hoạch đề ra, các sở, ngành và địa phương của tỉnh đang quyết liệt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Nông dân Hậu Giang xuống giống vượt chỉ tiêu khoảng 3.000ha lúa Thu đông nhằm góp phần tăng sản lượng lúa cuối năm cho tỉnh. Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là khép lại năm 2020. Chính vì vậy, hiện các sở, ngành và địa phương của tỉnh đang tổ chức rà soát lại mức độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội được đơn vị đề ra ngay từ đầu năm. Qua đây, có giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện ở các chỉ tiêu chưa hoàn thành, nhất là những chỉ tiêu còn đạt thấp. Một trong những vấn đề được quan tâm lớn hiện nay là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều đơn vị của tỉnh đạt khá thấp, trong khi theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh thì các đơn vị phải đảm bảo giải ngân đạt 100% số vốn được phân bổ từ đầu năm. Vì vậy, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đang là nỗi lo lớn hiện nay. Ngành nông nghiệp và các địa phương của tỉnh tăng cường khuyến cáo người dân sản xuất ứng dụng công nghệ cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cho biết: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm nay của toàn tỉnh là 2.714,8 tỉ đồng. Đến nay, khối lượng thực hiện chỉ đạt 1.425,8 tỉ đồng, chiếm 52,5% (thấp hơn 7,8% so với cùng kỳ). Trong đó, giá trị giải ngân là 1.418 tỉ đồng, đạt 52,2% (thấp hơn 5,2% so với cùng kỳ). Cụ thể, khối lượng thực hiện cấp tỉnh là 615,6 tỉ đồng, đạt 43,5% kế hoạch vốn và giá trị giải ngân được 607,8 tỉ đồng, đạt 43% kế hoạch vốn. Đối với cấp huyện, khối lượng thực hiện là 810 tỉ đồng, đạt 62,3% kế hoạch vốn và giá trị giải ngân là 810 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 62,31% kế hoạch vốn. Từ kết quả trên cho thấy, công tác giải ngân vốn đầu tư công đang đạt rất thấp nên các đơn vị cần nỗ lực trong thời gian ngắn còn lại của năm nhằm đảm bảo đạt 100% theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh. Theo lý giải của các sở, ngành và địa phương, nguyên nhân làm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm là do gặp trở ngại trong công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều công trình nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công, từ đó khó có thể giải ngân nguồn vốn. Mặt khác, nhiều đơn vị còn gặp một số vướng mắc về thủ tục; năng lực nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ thi công chậm; công tác tổ chức nghiệm thu, thanh toán còn kéo dài thời gian; một số dự án mới triển khai thi công khoảng 50-60% nên chưa đủ khối lượng để thanh toán hết kế hoạch vốn của năm. Dù còn gặp những khó khăn, nhưng với quyết tâm của các sở, ngành và địa phương nên công tác giải ngân vốn đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc trở lại. “Do triển khai nhanh việc lập hồ sơ, thủ tục các dự án mới đã được bố trí vốn bổ sung, các đơn vị thi công tập trung hoàn thành các công trình khánh thành và khởi công theo đúng tiến độ đã đăng ký để chào mừng Ngày Quốc khánh 2-9. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, sở, ngành và các chủ đầu tư; có giải pháp kịp thời và hợp lý với quyết tâm thực hiện hoàn thành vốn đầu tư theo kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ sự thuận lợi đang diễn ra, hy vọng công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành theo chỉ đạo”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cho biết thêm. Chia sẻ quyết tâm của địa phương, ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho hay: Nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp trong huyện nên các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện được triển khai đúng tiến độ. Nhờ vậy đến thời điểm này, Phụng Hiệp đã giải ngân vốn đầu tư công được 161/213 tỉ đồng, đạt gần 76% chỉ tiêu. Trong những tháng còn lại của năm, địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ thi công; đặc biệt là phối hợp với đơn vị thi công tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại một số công trình, dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Qua đây, giúp địa phương tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư công để đảm bảo cuối năm đạt 100% chỉ tiêu. Tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế Nhằm bù đắp lại phần nào ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho ngành thương mại và dịch vụ, góp phần vực dậy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh vào cuối năm thì một trong những giải pháp trọng tâm được ngành chức năng và địa phương trong tỉnh nỗ lực thực hiện là đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nổi bật là ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo mở rộng diện tích lúa Thu đông ở những nơi có điều kiện canh tác nhằm tăng sản lượng lúa cuối năm cho tỉnh. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Theo kế hoạch thì vụ lúa Thu đông năm nay toàn tỉnh gieo sạ 38.000ha. Tuy nhiên, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, ngành đã vận động người dân mở rộng thêm diện tích canh tác lúa Thu đông. Do đó, đến thời điểm hiện tại, diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh đã xuống giống đạt gần 40.000ha và khả năng đạt khoảng 41.000ha, vượt 3.000ha so với kế hoạch. Cùng với mở rộng diện tích sản xuất, cán bộ chuyên môn của ngành còn tích cực phối hợp với người dân trong việc thăm đồng và hướng dẫn bà con phòng, trị kịp thời các đối tượng dịch hại trên lúa. Nhờ vậy, hầu hết các trà lúa Thu đông đều phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu cho bà con. Hiện tại, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 50ha lúa Thu đông sớm, với năng suất bình quân đạt 6,2 tấn/ha. Các cánh đồng có lúa Thu đông chín sớm và thu hoạch trong lúc này tập trung ở huyện Châu Thành A và Vị Thủy. Điều nông dân cảm thấy phấn khởi là giá lúa Thu đông đầu vụ đang ở mức cao nên bà con có được nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Cụ thể, hiện thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giống lúa OM 5451 có giá từ 5.500-5.700 đồng/kg; riêng giống lúa IR 50404 ở mức 5.900-6.000 đồng/kg. Với mức giá trên, sau khi bán lúa xong, nông dân có được nguồn lợi nhuận từ 20-25 triệu đồng/ha. Cùng với cây lúa, ngành chức năng và địa phương của tỉnh cũng đang tích cực tìm nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông - thủy sản, nhất là tập trung các giải pháp tiêu thụ hết sản lượng mía sắp vào vụ thu hoạch cho nông dân. Bên cạnh đó, ngành thú y tỉnh và địa phương đang thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y. Mặt khác, hướng dẫn người chăn nuôi tiếp tục tái đàn heo bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra, ngành thủy sản tiếp tục chỉ đạo, đầu tư phát triển thủy sản, trong đó trọng tâm là các đối tượng thủy sản tiềm năng như: cá tra, thát lát, lươn và các loài thủy sản đặc sản có lợi thế cạnh tranh cao; đồng thời xây dựng các mô hình phát triển vùng nuôi cá ruộng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm khi có lũ về. Ông Trần Quốc Khởi, Phó Bí thư Thành ủy Vị Thanh, cho hay: Giống như các ngành và địa phương trong tỉnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quý IV là thành phố tập trung phát triển trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai nhằm bảo vệ diện tích lúa Thu đông, hoa màu và tài sản cho người dân trong mùa mưa, bão. Bên cạnh đó, thành phố thường xuyên củng cố, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) để hướng đến xã NTM nâng cao theo kế hoạch đề ra… Qua đây, góp phần đưa đời sống người dân nông thôn thành phố ngày càng phát triển. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị trong sản xuất nông nghiệp, ngoài những giải pháp trọng tâm đã nêu trên thì ngành nông nghiệp và địa phương trong tỉnh cần quan tâm đẩy mạnh sản xuất mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm và công nghệ cao như trồng dưa lưới trong nhà kính đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh sắp được thông qua Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu” giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, qua đây sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển và tăng hiệu quả sản xuất cho người dân. Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |