【hy lạp – ireland】Hỗ trợ doanh nghiệp thời 4.0

Báo Cà Mau(CMO) Với giải pháp “Tương tác trực tuyến, ứng dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau” mà Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) áp dụng thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Qua đó, tiết kiệm thời gian, chủ động và linh hoạt trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của DN, nhà đầu tư, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của DN, nhà đầu tư đối với chính quyền địa phương”, Giám đốc iPEC Quách Văn Ấn chia sẻ.

Chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 4/2019, với chức năng chính là tổ chức tư vấn, hỗ trợ đầu tư, phát triển DN và khởi nghiệp; Quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, thương mại và du lịch, iPEC nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, kèm với đó là đa dạng hoá các hoạt động, là cầu nối giữa tỉnh với các DN, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Nhằm tăng cường hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch ngày càng hiệu quả, cũng như xây dựng hình ảnh tỉnh Cà Mau hiện đại, năng động, thân thiện với DN và nhà đầu tư, năm qua, iPEC tích cực phối hợp với các ngành, các địa phương thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh. Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch thông qua trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, diễn đàn.

Đồng thời, phát hành ấn phẩm sổ tay hướng dẫn, cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà đầu tư, DN; Ấn phẩm xúc tiến đầu tư và ấn phẩm tổng quan về Cà Mau để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội của tỉnh Cà Mau, về thiên nhiên, vùng đất và con người Cà Mau.

Song song đó, iPEC còn phối hợp với các cơ quan báo, đài thực hiện nhiều hoạt động quảng bá du lịch Cà Mau thông qua các kênh truyền thống và hiện đại. Thực hiện nhiều bài viết, chuyên đề, các video quảng bá về thiên nhiên, vùng đất, con người Cà Mau. Ngoài ra, còn thực hiện video tổng quan Cà Mau để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng ấn phẩm du lịch, bản đồ du lịch.

Theo ông Quách Văn Ấn, các hoạt động trên đã tạo sức lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kênh truyền thông trong cả nước. Qua đó, xây dựng hình ảnh Cà Mau ngày càng giàu đẹp, thân thiện, thu hút sự chú ý của DN, nhà đầu tư cũng như khách du lịch trong và ngoài nước, mang hình ảnh Cà Mau ngày càng đến với nhiều người hơn.

Toạ đàm kết nối và phát triển du lịch do iPEC tổ chức mở ra nhiều cơ hội kết nối, phát triển mạnh mẽ tour, tuyến du lịch giữa Cà Mau với các địa phương trong và ngoài nước. 

Ứng dụng công nghệ hỗ trợ dn

Ông Quách Văn Ấn chia sẻ: Cùng với nhiều chương trình hành động cụ thể, iPEC cũng xác định, với xu thế phát triển hiện nay, công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng. Trong thời đại số, việc sử dụng hiệu quả sự tương tác thông qua Internet là giải pháp khá quan trọng. Theo đó, iPEC đã xây dựng và cho triển khai rộng việc tương tác trực tuyến, ứng dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và DN hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trước đây, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiếp nhận thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và DN thông qua hình thức phát phiếu khảo sát, đối thoại trực tiếp, điện thoại hoặc email. Vì vậy, với giải pháp tương tác trực tuyến, ứng dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư và DN hoạt động trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã phát huy được hiệu quả.

Hiện tại DN, nhà đầu tư chỉ cần truy cập vào cổng thông tin điện tử ipec.com.vn hoặc thông qua mạng xã hội như Facebook (với tên tài khoản là iPEC Cà Mau - TT Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp), Zalo (iPEC Cà Mau) và đăng ký các thông tin tên doanh nghiệp/công ty, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện… để phản ánh những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư; Những nguyên nhân gây khó khăn cho DN, nhà đầu tư và những kiến nghị, đề xuất giải pháp. Theo đó, iPEC cử chuyên viên thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin phản ánh từ DN, nhà đầu tư và sẽ phân loại theo từng nội dung, lĩnh vực. Sau đó, iPEC sẽ chuyển đến các cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và nhà đầu tư.

Ngoài ra, DN có thể đăng ký gặp gỡ Thường trực UBND tỉnh, gửi những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng, Thường trực UBND tỉnh thông qua iPEC.

Với nhiều nỗ lực thời gian qua, iPEC đã làm tốt nhiệm vụ là đơn vị đầu mối giới thiệu thông tin, hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát thực địa nhằm hạn chế tối đa tình trạng đầu tư, DN phải đi lại nhiều cơ quan mới được cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch, cơ chế, chính sách về đầu tư…. Nhà đầu tư cũng được tư vấn miễn phí qua điện thoại, email và gửi hồ sơ dự án qua đường bưu điện mà không nhất thiết phải đến liên hệ trực tiếp tại iPEC, từ đó giúp DN, nhà đầu tư giảm thời gian, chi phí gia nhập thị trường. Qua đó, góp phần đạt mục tiêu thu hút đầu tư, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và phát triển DN, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Hồng Phượng

Cúp C2
上一篇:Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
下一篇:Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test