Ít có nước nào hội nhập nhanh như Việt Nam
Sắp tới đây,ýnhiềuhiệpđịnhthươngmạichưathểcoilàthànhtíket qua bong đá đức nhiều hiệp định thương mại (thế hệ mới) được ký kết và kỳ vọng đem lại thành quả cho nền kinh tế; Tuy nhiên, nghiên cứu của chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ ra rằng: Để lợi ích thu được lớn hơn chi phí phải gánh chịu từ hội nhập, các nhà lập chính sách cần làm nhiều điều hơn là chỉ hoàn thành các FTA, nhất là các điều chỉnh hay cải cách thể chế ở bên trong nền kinh tế. |
Trình bày tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: Việc ký bao nhiêu hiệp định thương mại không phải là thành tích, các hiệp định thương mại chỉ là thành tích khi tạo thành cơ hội cho doanh nghiệp, người dân và cho nền kinh tế.
Quan điểm này của ông Nguyễn Anh Dương nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà khoa học tham dự hội thảo.
GS.TSKH Lê Du Phong, nguyên quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ: Có lẽ ít có nước nào hội nhập nhanh như Việt Nam, ký rất nhiều hiệp định với các nước và các tổ chức quốc tế.
“Chúng ta ký kết nhanh nhưng thách thức là dân ta và doanh nghiệp ta, những người “tham chiến” chính hiểu biết về các hiệp định, luật chơi quốc tế quá ít. Cho nên công tác chuẩn bị cho việc gia nhập sân chơi quốc tế này rất hạn chế” – GS Lê Du Phong bày tỏ.
30 năm qua, những đường lối đổi mới cơ chế, chính sách của Việt Nam được đánh giá là khá thành công. Nhưng theo các chuyên gia, đến nay đa phần cơ chế chính sách ấy gần như đã không còn nhiều động lực.
“Trước bối cảnh hội nhập hiện nay, các cơ chế chính sách ấy dần trở thành lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Cho nên nếu không tập trung đổi mới cơ chế chính sách chắc chắn chúng ta thua ngay trên sân nhà” – GS Lê Du Phong nói.
Không thay đổi, lợi ích không nhiều
Trong tham luận gửi đến hội thảo, ông Phạm Sỹ An, Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá: Mặc dù được hy vọng lợi ích đem lại từ quá trình hội nhập sẽ lớn hơn chi phí hội nhập, tuy nhiên cũng tương đối nhiều hiệp định không có tác động gì cả và có những mốc hội nhập không đem lại lợi ích cho nền kinh tế nhiều như kỳ vọng.
Chẳng hạn, khi hội nhập WTO các nhà hoạch định chính sách mong muốn nền kinh tế sẽ đạt được nhiều lợi ích và tăng trưởng bền vững hơn. Các phân tích kinh tế lượng trước khi gia nhập WTO cũng cho thấy nền kinh tế sẽ thu được rất nhiều thành tựu và khi gia nhập WTO các nhà đầu tư trong và ngoài nước kỳ vọng vào triển vọng của nền kinh tế nên một lượng vốn lớn đã chảy vào nước ta.
“Thế nhưng, chính sách tiền tệ thiếu tính hợp lý đã làm cho lạm phát gia tăng, cộng với giá dầu và giá lương thực trên thị trường thế giới tăng gây ra những bất ổn vĩ mô trong năm 2007 và đầu những năm 2008 trước khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra vào nửa cuối năm 2008 và 2009”, ông Phạm Sỹ An nói.
Như vậy, theo quan điểm của ông Phạm Sỹ An trong bài nghiên cứu, việc tham gia các hiệp định thương mại không tự nhiên đem lại những cơ hội và lợi ích cho nền kinh tế, các hiệp định thương mại còn đem theo những thách thức và chi phí cho nền kinh tế.
Sắp tới đây, nhiều hiệp định thương mại (thế hệ mới) được ký kết và kỳ vọng đem lại thành quả cho nền kinh tế; Tuy nhiên, nghiên cứu của chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ ra rằng: Để lợi ích thu được lớn hơn chi phí phải gánh chịu từ hội nhập, các nhà lập chính sách cần làm nhiều điều hơn là chỉ hoàn thành các FTA, nhất là các điều chỉnh hay cải cách thể chế ở bên trong nền kinh tế.