【ban xep han ngoai hang anh】Từ rừng xuống biển

Chuẩn bị ra khơi

Cựu chiến binh đi biển

Chuyện Vinh Thanh (Phú Vang),ừrừngxuốngbiểban xep han ngoai hang anh “nức tiếng” với đội tàu xa bờ đánh bắt ngoại tỉnh đã không còn lạ đối với ngư dân miền biển. Nhưng chuyện cựu chiến binh (CCB) đi biển ở xứ này còn lắm điều thú vị! Thú vị bởi từ cái ý nghĩ của anh Huỳnh Văn Phú, Chủ tịch Hội CCB xã Vinh Thanh- vị chủ tịch CCB chỉ mới bước qua… tuổi 40, rằng: “Đặc sản” của Vinh Thành ngoài có thủy sản trên biển, sông đầm còn có hơn 30 hội viên hội CCB đã và đang bám trụ với nghề biển của cha ông. Không nơi nào ở Phú Vang, những người lính đi “từ rừng xuống biển” lại nhiều như ở xứ này”.

Như muốn chứng minh cho tôi biết cái “đặc sản” ở xứ này anh Phú dẫn tôi ra biển. Những hàng quán nối đuôi nhau ở xứ trùng khơi như đang kiếm tìm cho mình một vóc dáng đô thị giữa rừng dương bạt ngàn. Hàng quán ấy là “cơ ngơi” của CCB Trần Xuân Sang (59 tuổi, thôn 6). Chỉ tay phía rừng dương, anh Phú bảo rằng, cái cơ sở vỏn vẹn chưa đầy 200m2 ấy là cả một cơ nghiệp biển dã của lão ngư này. Nơi đó, có cả nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá gần bờ mà người CCB này là người đi tiên phong.

Một chuyến biển gần bờ của ngư dân Vinh Thanh

Ông Sang kể, nhập ngũ năm 1982, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào, cũng có đôi lần “chạm trán” với phỉ Vàng Pao. Năm 1985, giã từ núi rừng, ông phục viên về quê Vinh Thanh với Huy chương Chiến sỹ vẻ vang. Giã từ cây súng trở về Vinh Thanh, nỗi nhớ biển đã thôi thúc ông bắt đầu từ chiếc thuyền nan gần bờ. Đó là thời điểm đất nước bắt đầu thời kỳ đổi mới, chứa chan hy vọng như người cựu binh từ rừng được trở về với biển.

Những chuyến biển gần bờ đã giúp ông duy trì sinh kế, giữ nghề của cha ông. Cũng có lúc nghề biển khó khăn nhưng ông Sang vẫn quyết chí theo đuôi con cá. Ông bảo: “Rừng hoang chưa sợ, sợ chi trùng khơi. Mà trùng khơi thì có thuyền, có cá. Mỗi chuyến biển vào bờ là tiếp nối hy vọng với nghề của mình. Nghĩ thế nên tui chưa bao giờ bỏ biển”.

Ông sắm thuyền 24 CV với nghề bãi ngang đánh bắt gần bờ. Hiện với nghề lưới rê 3 màn, câu mực, cá căng cùng 4 thuyền viên, mỗi chuyến biển đi trong ngày ông Sang cũng kiếm được 4-5 triệu đồng. “Hôm nào “hèn” lắm, nghề biển cũng kiếm được trên dưới 1 triệu đồng/chuyến, vừa có cá ăn, vừa có thủy sản bán cho thương lái. Ai nói nghề biển bấp bênh thì do… bó gối ngồi một chỗ thôi!”, ông Sang bảo.

Cơ sở thu mua hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của CCB Trần Xuân Sang

Thấy sản phẩm hải sản của bà con đánh vào nhiều, phụ thuộc thương lái ngoại tỉnh, ông Sang lập cơ sở thu mua hải sản cùng dịch vụ hậu cần cung cấp xăng dầu, nước đá và nhu yếu phẩm cho tàu gần, xa bờ. Mỗi ngày, ông mua chừng 2-3 tấn hải sản và “bán tươi” cho thương lái ngay tại cơ sở. Những can dầu, nước đá tại cơ sở ông đã theo bạn thuyền lớn ra khơi, giúp những con tàu vươn khơi xa, bám biển dài ngày.

Vươn tới trùng khơi

Câu chuyện thứ 2 mà anh Huỳnh Văn Phú muốn nói với chúng tôi cũng là nghề biển. Nhưng không còn là chiếc thuyền nan gần bờ mà là những con tàu ngư dân tự mua sắm, đạp sóng ra khơi trên đôi tay thuyền trưởng là những CCB một thời. Ông Hồ Văn Bửu, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá thôn 2 (xã Vinh Thanh) giới thiệu với chúng tôi về con tàu công suất 800CV của ngư dân Nguyễn Công Tư (48 tuổi, thôn 2 xã Vinh Thanh). Đây là một trong 24 con tàu công suất lớn đánh bắt ngoại tỉnh trên địa bàn xã Vinh Thanh.

Ông Bửu bảo rằng hôm nay “mấy chú may” bởi đã vào vụ cá, thuyền công suất lớn đều ra khơi cả. Chỉ trong vài ngày tới, tàu ông Tư cũng “nối gót” những tàu lớn ra khơi cho kịp vụ mùa. Đang chuẩn bị nhu yếu phẩm cho chuyến đi dài, ông Tư trò chuyện, để có con thuyền lớn đánh bắt ở ngư trường xa như hôm nay, “nghiệp biển” của ông cũng bắt đầu từ chiếc thuyền nan. “Tích tiểu thành đại là điều ngư dân nào cũng phải làm. Không dưng mà có thuyền lớn ra biển”, ông Tư tâm niệm.

Nghề lưới cá lạc đã giúp ông Tư có cơ hội sắm thuyền lớn sau nhiều năm tích cóp. Đó là vào năm 2002, “trúng” mấy mùa vụ liên tiếp, giã từ chiếc thuyền nan bãi ngang, ông Tư đã sắm được tàu lớn công suất 800CV như hiện nay. Cá lạc đánh từ tháng 10 đến tháng 2 (DL), ngư dân Vinh Thanh thời đó gọi là “mùa mần ăn”. Những chiếc thuyền cập bến với loài cá đặc sản đạt 6-7kg/con đã khiến vùng biển Vinh Thanh sôi động hơn vào mỗi mùa vụ.

Ông Tư hạch toán: “Với nghề lưới quét, mỗi chuyến cá lạc tui kiếm chừng 2-3 tấn cùng với các loại cá khác. Với giá 200.000 đồng/kg, trừ chi phí khoảng 40-50 triệu đồng cho 10 ngày đánh bắt, còn lại khoảng 150 triệu đồng chia cho chủ và 10 thuyền viên. Hết mùa vụ cá lạc, mình xoay sang sắm ngư lưới cụ đánh lưới rê 3 màn với các sản vật các loại cá và mực nang xuất khẩu với 4-5 tấn hải sản/chuyến”.

Tiếp nối truyền thống cha ông, giờ đây, những người con của các CCB “lên rừng xuống biển” một thời lại tiếp tục sắm tàu lớn vươn khơi. Đó là hai tàu công suất 600-700CV của con trai và con rể ngư dân Trần Xuân Sang làm nghề lưới vây và dịch vụ hậu cần nghề cá. Với ngư phủ- những CCB Vinh Thanh, nghiệp biển dường như được “tiếp lửa” không chỉ từ sự kiên định của người lính Cụ Hồ, mà còn là sức trẻ, niềm khát vọng chứa chan để vươn ra biển lớn.

Hào hiệp ngư dân

Ngoài những tổ đội giúp nhau vươn khơi bám biển của chi hội nghề cá, hơn 30 CCB xã Vinh Thanh, hoạt động nghề biển trên các ngư trường xa bờ và vùng bãi ngang, đã “lập nên kỳ tích” bởi những chuyến biển đượm tinh thần hào hiệp của ngư dân.

Ông Trần Xuân Sang kể, đi biển gần bờ hiện nay, không sợ hải sản bán ế hay đắt, thuyền to hay nhỏ mà chỉ sợ… tàu giã cào. Ông Sang bỏ lửng câu nói rồi “nhấn nhá” lại với tôi đó là tàu giã cào ngoại tỉnh, công suất lớn, đã trở thành nỗi ám ảnh của ngư dân Vinh Thanh bởi không thiếu những ngư phủ đã bỏ biển vì loại tàu này.

Thuyền bãi ngang đánh bắt trên dưới 20 hải lý trở vào- cũng là “thủ phủ” của tàu giã cào càn quét. Sau nhiều vụ mỗi vàng lưới trị giá 20-30 triệu đồng bị tàu giã cào “cuốn” bay mất để bán phế liệu, những CCB- ngư phủ Vinh Thanh đã lập thành những “tiểu tổ đội” cho tàu thuyền đánh bắt gần bờ để hỗ trợ nhau. Các thành viên sẽ giữ kênh liên lạc với nhau và sẵn sàng bỏ chuyến biển để hỗ trợ nhau khi có nhu cầu.

“Cứ mỗi lần phát hiện tàu giã cào cuốn mất lưới, một mặt “đội trưởng” sẽ báo cho lực lượng BĐBP, kiểm ngư của Chi cục Thủy sản, mặt khác các anh em dùng điện thoại thông tin cho nhau để kéo thuyền gần đó tới bao vây, dàn thế trận. Thấy quân số đông, bị chèn thuyền không thể bỏ chạy, không thể tấn công để tẩu thoát, lực lượng chức năng có mặt kịp thời sẽ xử lý được”, ông Sang giải thích.

Không chỉ bảo vệ ngư lưới cụ trước tàu giã cào, ngư dân nơi đây còn hỗ trợ nhau trên mỗi chuyến biển. Đó là những lúc bị hỏng máy, “lủng thủy”, những tàu hoạt động gần đó đều bỏ ngang chuyến biển để ứng cứu nhau. Có lần, thuyền ngư dân Trần Văn Lái (thôn 6, Vinh Thanh) bị lủng đáy, nước tràn vào. Trên thuyền các ngư dân vừa tát nước, vừa gọi cấp cứu các tàu trong tiểu tổ đội hoạt động gần đó. Ngư dân Trần Văn Mùi đã bỏ ngang chuyến biển để đến ứng cứu, đưa thuyền vào bờ an toàn. Anh Lái kể: “Khi trở về, hai vợ chồng tui vác sổ qua nhà anh Mùi mong hỗ trợ tiền xăng dầu cho chuyến biển lỡ. Anh Mùi xua tay, nói tỉnh rụi, kiếm “ký ghẹ” chiều anh em lai rai là vui hung rồi, ngư dân mà, tính toán chi!”.

“Toàn xã Vinh Thanh có 120 tàu, thuyền đánh bắt xa, gần bờ và 74 thuyền khai thác sông đầm phá. Năm qua, ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ đã phục hồi trở lại sau sự cố môi trường biển, sản lượng thủy sản khai thác biển đạt gần 3.000 tấn/năm. Trong đó, với 31 thuyền viên là những CCB trên địa bàn xã, đã tiếp nối được nghề biển, tham gia khai thác đánh bắt gần bờ, xa bờ và một số phục vụ “hậu phương” cho dịch vụ hậu cần nghề cá”, ông Nguyễn Trường Chính - Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, đánh giá.

Bài, ảnh:HÀ NGUYÊN