Dự kiến BOT Cai Lậy sẽ bắt đầu thu phí trở lại từ giữa năm 2020 | |
Giảm giá BOT, phí cầu đường hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó Covid-19? | |
Không có nguồn vốn từ ngân hàng, dự án BOT lấy vốn ở đâu? | |
Bộ Giao thông vận tải dừng triển khai 12 dự án, kiểm toán 67 dự án BOT |
Hiện nay, doanh thu thực tế qua 2 trạm BOT trên đều thấp hơn so với phương án tài chính dự kiến ban đầu. Ảnh: Internet. |
Thực hiện Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận phương án giảm phí đối với các trạm BOT.
Cụ thể, đối với xe loại 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit) từ mức từ 140.000 đồng xuống 120.000 đồng/lượt và nhóm 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fìt) từ mức 200.000 đồng xuống 180.000 đồng tại các dự án BOT có phương án tài chính khả thi.
Riêng trạm thu phí Bắc Bình Định và trạm BOT Quốc lộ 19 trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bộ GTVT đã yêu cầu các nhà đầu tư BOT thực hiện giảm phí đối với xe nhóm 4 và nhóm 5 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, trên cơ sở số liệu quyết toán hoàn thành và đề xuất của UBND tỉnh Bình Định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các nhà đầu tư, Bộ GTVT đã thống nhất thực hiện miễn giảm phí đối với các phương tiện xung quanh 2 trạm thu phí nêu trên.
Theo quy định tại Hợp đồng BOT đã ký, các dự án sẽ được tăng phí 3 năm/1 lần. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT chưa chấp thuận cho tăng phí theo quy định Hợp đồng.
Hiện nay, doanh thu thực tế qua 2 trạm BOT nêu trên thấp hơn so với phương án tài chính dự kiến ban đầu, do vậy việc tiếp tục giảm phí cho các phương tiện qua trạm sẽ phá vỡ phương án tài chính của các dự án.