【bảng xếp hạng bóng đá iran】Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, kịp thời hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp
Bộ Tài chính bám sát "sức khỏe" doanh nghiệp,ínhsáchtàikhóađượcđiềuhànhchủđộngkịpthờihỗtrợchongườidândoanhnghiệbảng xếp hạng bóng đá iran kịp thời tháo gỡ khó khăn | |
Linh hoạt giảm lãi suất điều hành để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp | |
Để các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đi đúng hướng |
Chính sách tài khóa tích cực, được triển khai kịp thời đã góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: H.Anh |
Góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả thực hiện chính sách tài khóa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đạt được một số kết quả tích cực. Theo đó, đã thực hiện miễn, giảm, giãn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất năm 2022 khoảng 200,3 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, ngân sách trung ương (NSTW) đã chi từ nguồn Chương trình phục hồi để bổ sung 4.361 tỷ đồng cho 32 địa phương thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng (2%) cho các ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội đạt khoảng 859 tỷ đồng.
Theo đánh giá, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ứng phó kịp thời với những diễn biến thực tế, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa được tính trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực cho Chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.
Chi ngân sách cũng được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công. Đây cũng là năm ngân sách các cấp đảm bảo cân đối; giảm bội chi NSNN so với dự toán và báo cáo Quốc hội trong khi vẫn đảm bảo được nguồn lực cho Chương trình phục hồi và bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho 5 dự án đường bộ cao tốc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, qua thống kê của Bộ Tài chính, trong 3 năm qua, gói hỗ trợ về tài khóa lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng. Chưa bao giờ số tiền hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế lớn như những năm gần đây. Việc duy trì một chính sách tài khóa mở rộng và linh hoạt, coi doanh nghiệp làm trung tâm sẽ đảm bảo sự thành công vì nó mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.
Đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ
Bước sang năm 2023, kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động và bất ổn, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; phục hồi kinh tế chậm, suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tuy nhiên, với độ mở kinh tế lớn, năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế thì rủi ro, thách thức tới tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô là không nhỏ. Trong bối cảnh đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2023 để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh phát triển.
Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ ngày 1/1/2023 đến hết 31/12/2023. Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, số giảm sẽ được cấn trừ vào số phải nộp năm 2023; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về việc gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Đồng thời, Chính phủ có tờ trình về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong năm 2023.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, các hành động của Bộ Tài chính đều hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Trong năm 2023, để kịp thời ứng phó với diễn biến khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế; đồng thời xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế để đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023 với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền miễn, giảm là 77,2 nghìn tỷ đồng và số tiền gia hạn là 121,2 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu, chi NSNN năm 2023 là một thách thức rất lớn. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đã đề ra theo các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng các kịch bản điều hành, chủ động ứng phó với các diễn biến phát sinh. Theo đó, cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung triển khai kế hoạch vốn đầu tư công và các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò vốn “mồi”, để đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích thích kinh tế. Hiện lạm phát đang được kiểm soát ở mức thấp. Do đó, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy cả 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
“Bên cạnh việc miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, chúng ta cần tiếp tục cơ cấu lại nhóm nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu…, đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn các thị trường, tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Vấn đề cơ bản là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả”, Bộ trưởng nhấn mạnh.