游客发表

【lịch bóng đá v-league việt nam】Chứng khoán tuần: Đi ngang ức chế

发帖时间:2025-01-10 07:44:40

chứng khoán tuầnLợi nhuận không đáng kể

VN-Index kết thúc tuần cuối tháng 9 với mức giảm 0,ứngkhoántuầnĐingangứcchếlịch bóng đá v-league việt nam3%, chỉ số VNX Allshare bao gồm cả hai thị trường tăng nhẹ 0,1%. Chỉ số VN30-Index tập hợp 30 blue-chips lớn nhất HSX tăng nhẹ 0,4%. Tuy nhiên mức lợi nhuận của cổ phiếu lại không đáng kể.

Cụ thể, sàn HSX tuần qua chỉ có 121 cổ phiếu tăng giá so với 168 cổ phiếu giảm giá. Sàn HNX có 112 cổ phiếu tăng và 121 cổ phiếu giảm giá. Như vậy, trung bình cứ 1 cổ phiếu giảm giá chỉ có 0,8 cổ phiếu tăng giá. Ngay cả rổ VN30 cũng chỉ có 13 cổ phiếu tăng so với 17 cổ phiếu giảm, tỷ lệ là 1/0,76, còn kém hơn cả mặt bằng chung trên thị trường.

Dĩ nhiên thị trường luôn có sự phân hóa tăng giảm khác nhau, nhưng nếu cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế thì rủi ro nhà đầu tư nếm trải thua lỗ sẽ lớn hơn. Đó không phải là một trạng thái tốt của thị trường.

Quả thực việc các chỉ số bùng tăng trong hai ngày cuối tuần chủ yếu đến từ việc kéo giá của một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Lấy ví dụ, MSN tăng 5,96% trong cả tuần, VIC tăng 4,28% là những cổ phiếu nổi bật, trong khi những mã như BID lại giảm 4,85%, BVH giảm 3,51%.

Mặt bằng giá của các blue-chips vẫn tốt hơn thị trường: chỉ có 8 cổ phiếu giảm trên 2% trong khi toàn thị trường có 186 cổ phiếu giảm trên mức này, tỷ lệ tương ứng là 27% và 64%. Rõ ràng là các blue-chips bớt rủi ro hơn.

Tựu chung lại, tuần qua thị trường không đem lại nhiều niềm vui. Những phiên tăng mạnh bất ngờ lại không giúp nhà đầu tư có nhiều lợi nhuận, thậm chí có thể tạo ra các tín hiệu nhiễu về xu hướng.

Hiện tại VN-Index vẫn đang dao động trong một khoảng khá hẹp, từ 801,74 điểm tới 810,35 điểm. Bởi vì chỉ số vẫn chưa sụt giảm đủ lớn để tính là một nhịp điều chỉnh, nhưng thị trường cũng không tăng phá vỡ được vùng dao động đó nên xu hướng chính trong ngắn hạn chỉ là đi ngang.

Hai phiên giao dịch cuối tuần xuất hiện những đợt tăng rất mạnh trong phiên như thể thị trường muốn phá vỡ vùng dao động nói trên để bật tăng cao hơn. Nếu thị trường đột phá thành công, đó sẽ là tín hiệu xác nhận một xu hướng tăng mới, thoát khỏi xu hướng dao động hẹp nói trên. Tuy nhiên sự đột phá đã không xảy ra.

Điều này làm nổi lên những lo ngại thị trường không thật sự đủ mạnh để đột phá, mà các diễn biến cực ngắn đó chỉ là hiệu ứng của thời điểm cuối quý, khi các tổ chức đầu tư thường tiến hành chốt giá đối với danh mục để báo cáo cổ đông. Về lý thuyết, mức giá cổ phiếu càng cao càng tốt vì như vậy quỹ có một hiệu suất đầu tư tốt. Vì vậy hành động đẩy giá là hoàn toàn có thể.

Vấn đề khiến “kịch bản” này trở nên khó hiểu là mức tăng giá đã không thật sự lớn như mới thống kê ở trên. Ngay cả với các blue-chips, hiệu suất tăng giá trong tuần cũng rất kém. Nhịp đẩy giá lên đã không được duy trì về cuối phiên, là giá cần để chốt sổ sách.

Mặt khác, các quỹ đầu tư nước ngoài là những tổ chức cần chốt giá trị tài sản ròng nhất, lại đang bán ra mạnh mẽ. Tuần qua tổng giá trị bán ròng bao gồm cả thỏa thuận lên tới 300,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh là mua ròng 38,4 tỷ đồng. Mức mua ròng có tác dụng lên giá cổ phiếu (khớp lệnh) là rất nhỏ.

Kịch bản khả thi hơn là thị trường vẫn đang vận động bình thường và có triển vọng tăng với tâm lý chờ đợi kết quả kinh doanh quý 3, nhưng sức mạnh lại chưa đủ. Hai phiên cuối tuần thị trường đã có cơ hội đột phá, chỉ là sức mạnh không thể duy trì được một mức tăng lớn như vậy trên diện rộng toàn thị trường mà mới tập trung vào các blue-chips. Bản thân các blue-chips cũng đang có các ngưỡng kháng cự mạnh nên chưa thể tăng cao hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/9

Giá đóng cửa ngày 22/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/9

Giá đóng cửa ngày 22/9

Mức tăng (%)

FIT

8.88

12.35

-28.1

SCD

38.5

27.5

40

HAI

8.18

10.2

-19.8

RIC

8.14

6.96

16.95

SII

19.6

24

-18.33

BHN

124.7

107.1

16.43

ROS

107.1

128.7

-16.78

SAV

12.55

10.8

16.2

TSC

4.16

4.97

-16.3

PTL

4.79

4.18

14.59

KPF

4.84

5.77

-16.12

BTT

39.8

35.5

12.11

CCL

4.52

5.25

-13.9

D2D

54

48.2

12.03

QCG

16.5

19

-13.16

SVI

47

42

11.9

ELC

15.7

18

-12.78

CLW

19.5

17.45

11.75

HAR

12.15

13.75

-11.64

VNS

18.8

16.9

11.24

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/9

Giá đóng cửa ngày 22/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/9

Giá đóng cửa ngày 22/9

Mức tăng (%)

KLF

3.8

6.2

-38.71

DL1

20.5

14.8

38.51

NDF

8.1

10.8

-25

SJC

9.3

7.1

30.99

TTH

7.9

9.4

-15.96

L44

2.2

1.8

22.22

BTS

5.5

6.3

-12.7

TMB

7

5.9

18.64

KHL

0.7

0.8

-12.5

VGP

27

23.1

16.88

VC7

17.8

20.1

-11.44

VDS

11.75

10.1

16.34

TIG

4.2

4.7

-10.64

VE1

10

8.6

16.28

KSK

1.7

1.9

-10.53

HAT

42.6

37

15.14

CTP

22.4

25

-10.4

SEB

46.4

40.8

13.73

CVN

5.2

5.8

-10.34

VTC

9.6

8.5

12.94

Niềm tin cần củng cố

Hai phiên giao dịch cuối tuần thất bại tạo nên hậu quả lớn nhất là sự thiếu tin tưởng. Có quá nhiều các lý do để giải thích biến động lên xuống thất thường, càng tạo sự nghi ngại lớn trên thị trường. Nếu các nhịp tăng chỉ là hành động kéo giá chốt giá cuối quý của các tổ chức, thị trường sẽ gặp nguy cơ lớn sau đó. Nếu thị trường vận động bình thường mà không thể tăng được, có nghĩa là áp lực bán ra đang rình rập với quy mô lớn.

Trải qua 2 tuần đi ngang rất hẹp, thị trường không giảm mạnh nhưng cũng không tăng nổi. Diễn biến đó chắc chắn tạo nên những ức chế nhất định. Nhà đầu tư đang mắc kẹt trong một thị trường không rõ ràng.

Nếu xét về thời điểm, các kết quả kinh doanh sẽ được công bố dần trong vài tuần tới. Đáng lẽ điều đó phải tạo nên niềm hưng phấn trên thị trường, nhưng niềm tin lại đang bị xói mòn bởi các diễn biến nâng lên dập xuống. Ví dụ điển hình là một loạt các thông tin vĩ mô rất khá được công bố trong tuần, nhưng thị trường chứng khoán phản ứng quá yếu ớt. Nếu con số tăng trưởng GDP kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây cũng không đủ để kích thích thị trường tăng giá thì liệu còn thông tin nào “nặng ký” hơn nữa?

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

18.9.2017

4,268.2

202.1

365.5

19.9.2017

4,015.7

332.1

383.1

20.9.2017

3,554.6

281.0

276.3

21.9.2017

3,622.0

258.4

324.8

22.9.2017

4,041.4

218.5

273.5

25.9.2017

3,418.5

153.0

275.3

26.9.2017

3,919.3

189.0

202.1

27.9.2017

3,514.4

186.3

166.9

28.9.2017

3,904.8

276.8

150.0

29.9.2017

3,241.1

157.3

129.7

Trọng Nghĩa

    热门排行

    友情链接