【nhận định west ham vs】Gặp những người lập kỷ lục về số lần hiến máu

  发布时间:2025-01-10 01:29:53   作者:玩站小弟   我要评论
100 đại biểu hiến máu tình nguyên tiêu biểu được tuyên dương chiều 9/6. Ảnh: DN Trong số 100 đại bi nhận định west ham vs。

gap nhung nguoi lap ky luc ve so lan hien mau

100 đại biểu hiến máu tình nguyên tiêu biểu được tuyên dương chiều 9/6. Ảnh: DN

Trong số 100 đại biểu được tôn vinh năm nay,ặpnhữngngườilậpkỷlụcvềsốlầnhiếnmánhận định west ham vs có hai đại biểu hiến máu 64 lần đó là anh Hồ Văn Thúc (Đồng Nai) và anh Nguyễn Đình Tiến (TP. Hồ Chí Minh).

Nhiều cá nhân là đại diện cho các gia đình hiến máu tiêu biểu như ông Vũ Quang Hùng (Khánh Hòa, 62 lần hiến máu, vận động 350 người hiến máu, cả gia đình đã hiến máu 72 lần), chị Huỳnh Ngọc Bảo Châu (Kiên Giang, hiến máu 30 lần, cả gia đình đã hiến máu 103 lần), bà Nguyễn Thị Ánh (Vĩnh Long, hiến máu 28 lần, cả gia đình đã hiến máu 76 lần), ông Nguyễn Văn Thành (Hậu Giang, hiến máu 36 lần, cả gia đình đã HM 52 lần)…

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Thành (59 tuổi), TP.HCM cho biết đang làm bảo vệ cho một siêu thị và đã tham gia hiến máu nhân đạo 20 năm trước, từ khi còn là một công nhân giày da.

Đến thời điểm này, tổng số lần hiến máu của người đàn ông 59 tuổi là 64 lần. Tỏ vẻ nuối tiếc vì chỉ được hiến được một năm nữa, ông cho hay, nếu ngành y tế cho phép thì ông vẫn sẵn sàng hiến máu tình nguyện và hiến đến suốt đời.

Không những tham gia hiến máu mà người bảo vệ này còn tích cực tham gia vận động những người xung quanh, với lời tuyên truyền hiến máu không những giúp được người bệnh mà bản thân người hiến cũng khoẻ ra.

Anh Đỗ Thành Long (sinh năm 1985) là một nhân vật đặc biệt trong số 100 tình nguyện viên hiến máu được tôn vinh năm nay. Anh là người hiếm nhóm máu O Rh (âm), một nhóm máu rất hiếm.

Nhớ lại ngày đầu tiên hiến máu, anh Long kể, đầu năm 2015, vào một buổi tối anh được một cán bộ của Viện Huyết học, Truyền máu Trung ương gọi điện vận động hiến máu cho một ca cấp cứu. Bệnh nhân là một nữ bị bệnh tim, đang nguy kịch và đang nằm trên bàn mổ cấp cứu. Không nghĩ ngợi nhiều, anh Long đã đến viện và hiến máu. Từ 2015 đến nay, anh đã tham gia hiến máu 21 lần, trong đó có 2- 3 lần hiến máu toàn phần, còn lại anh hiến tiếu cẩu. “Bác sỹ nói tiểu cầu của tôi rất tốt. Nên trung bình mỗi năm, tôi đi hiến máu 7 lần”.

Quy định của hiến máu toàn phần là khoảng 3 tháng/lần. Nhưng vì Thành Long được vận động hiến tiểu cầu, khoảng cách hồi phục của cơ thể giữa các lần cần tối thiểu là ba tuần, vì thế mà Long mới mạnh dạn hiến tiểu cầu tới 21 lần chỉ trong hơn hai năm qua.

Tiết lộ về lý do không tham gia hiến máu tình nguyện như các tình nguyện viên khác, Thành Long bảo, vì máu không thể lưu trữ lâu nên với những người nhóm máu đặc biệt như anh, các bác sỹ sẽ gọi anh khi có bệnh nhân cấp cứu mang nhóm máu O Rh (âm).

Đang bận rộn với công việc là Giám đốc Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), Đỗ Thành Long ít có điều kiện tham gia vào câu lạc bộ các tình nguyện viên hiến máu O Rh (âm), nhưng anh vẫn đều đặn hiến máu, đều đặn có mặt khi có cuộc gọi từ các nhân viên y tế cần anh tiếp máu của mình cho người bệnh. “Hạnh phúc lắm. Nhất là khi mình luôn là người giúp trực tiếp được cho người bệnh”, Thành Long nói.

Với 62 lần hiến máu tình nguyện, có vợ và con cùng tham gia hiến máu 40 lần, ông Trương Huỳnh Đức (1961, Giám đốc Công ty cơ khí Tân Hiệp Lực, TP Hồ Chí Minh) cho biết, từ năm 1995, ông đã bắt đầu công việc của một tình nguyện viên hiến máu. Thời điểm đó, khi phong trào hiến máu chưa phát triển, ít người tham gia hiến máu. Đúng lúc đó, mẹ ông cần phải truyền máu gấp nên ông đã trực tiếp hiến máu cho mẹ.

Và cứ từng năm qua đi, ông trở thành một tình nguyện viên hiến máu tích cực, luôn có mặt ở những điểm nóng của các cuộc vận động hiến máu.

Ở độ tuổi 70, ông Vũ Quang Hùng (Khánh Hòa) vẫn rất dẻo dai sức khỏe. Là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, ông đã có 70 lần hiến máu và đã vận động cả gia đình đi hiến máu 72 lần cũng như vận động 350 người tham gia hiến máu.

“Năm 2003, khi anh ruột tôi mổ tại Bệnh viện 115 (TP Hồ Chí Minh) để đặt máy trợ tim, bác sỹ có nói với gia đình phải tập trung người truyền máu cho anh của mình. Lúc đó, tôi mới thấy, tại bệnh viện thiếu máu nhiều quá. Vì thế, khi tỉnh Khánh Hòa mới thành lập Hội hiến máu nhân đạo, tôi bắt đầu tham gia vào hành trình vận động hiến máu tình nguyện”, ông Vũ Quang Hùng hồ hởi nói.

Trước nghĩa cử cao đẹp của 100 tấm gương hiến máu tiêu biểu, chiều 8/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có cuộc gặp gỡ, chia sẻ với 100 người hiến máu tiêu biểu.

Theo Phó Thủ tướng, xã hội có rất nhiều điều tốt đẹp, tuy nhiên, đôi lúc có những hiện tượng xấu che phủ. Việc hiến máu tình nguyện của mỗi cá nhân cho thấy ý thức, góp phần mang lại niềm tin cho cộng đồng, nên cần tiếp tục đẩy mạnh để phong trào hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện lan tỏa trong cộng đồng xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu sẽ là hạt nhân của phong trào hiến máu tình nguyện, tích cực tham gia vào các phong trào vì cộng đồng, bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Hoạt động vì cộng đồng cần thực hiện ngay từ những hành động nhỏ, bởi nền tảng văn hóa tinh thần được bắt nguồn từ những việc làm nhỏ bé nhưng thiết thực”.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia hiến máu tình nguyện cho biết thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện nước ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Theo đó, từ năm 2008 đến hết năm 2017 toàn quốc đã tiếp nhận được trên 9,2 triệu đơn vị máu quy đổi là trên 10,2 triệu đơn vị máu, kết quả tăng lên hàng năm; tỷ lệ dân số tham gia hiến máu năm 2008 mới chỉ đạt 0,6% nhưng đến năm 2017 đạt gần 1,6%, đặc biệt số đơn vị máu từ người hiến máu tình nguyện tăng nhanh, từ hơn 70% (năm 2008) tăng lên trên 98% (năm 2017).

Lượng máu hằng năm đã góp phần cứu chữa cho hàng triệu người bệnh cần truyền máu, không để xảy ra thiếu máu trầm trọng như trước đây. Trong những thành tích chung đó, có sự đóng góp to lớn của những người hiến máu tình nguyện.

相关文章

最新评论