Dự án Cầu Sài Gòn 2 Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đã nêu rõ khi trao đổi với phóng viên TBTCVN. * PV: Ông có lý giải như thế nào trước thông tin dư nợ Chính phủ đã vượt trần cho phép 0,ĐảmbảoantoànnợcôngYếutốcốtlõilàsửdụngvốnvayhiệuquảkết quả tỷ số hạng nhất anh3% GDP?
- Ông Trương Hùng Long: Theo quy định, các giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn 2011 - 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 là: Nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% thu ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính, đến ngày 31/12/2015, nợ công ở mức 62,2% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16% tổng thu NSNN.
Như vậy, chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép (50,3%GDP) xuất phát từ 2 lý do: Thứ nhất, GDP thực tế thực hiện năm 2015 giảm mạnh so với số đã dự báo tháng 10/2015 là 291,1 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, Quốc hội quyết định bổ sung 30 nghìn tỷ đồng kế hoạch giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2015 theo Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2015.
* PV: Như hiện nay, nhu cầu đầu tư rất cao, trong khi việc cân đối ngân sách thu không đủ bù chi, vậy những khó khăn gặp phải trong quản lý nợ là gì?
- Ông Trương Hùng Long:Bản chất nợ công là xây dựng các phương án đi vay để có nguồn vốn theo nhu cầu đầu tư. Đương nhiên khi vay về thì hình thành nợ công. Như vậy chúng ta muốn an toàn nợ công thì phải kiểm soát, cân bằng đầu tư, tăng trưởng với mức độ an toàn của nền kinh tế, khả năng trả nợ của ngân sách.
Thực tế cho thấy việc đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước thời gian qua còn dàn trải, nhiều lãng phí, chưa hiệu quả. Chính vì vậy, nếu chúng ta thực hiện bằng mọi giá để huy động vốn thì sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng từ thị trường.
Thứ nhất, đối với chủ thể đi vay, mức bố trí trả nợ so với tổng thu NSNN đã tăng từ mức khoảng 13% đầu giai đoạn lên hơn 16%, phát sinh nhu cầu vay mới để thanh toán một phần nợ gốc đến hạn.
Trong khi thị trường vốn trong nước chưa thực sự phát triển, trước áp lực huy động vốn lớn đã dẫn đến phải huy động vốn ngắn hạn. Cụ thể, tính từ 2011 - 2015, tổng nhu cầu huy động vốn trong nước tăng gấp 2 lần, riêng huy động từ TPCP tăng 3,5 lần,… như vậy tạo áp lực lên thị trường trong nước, không huy động vốn từ thị trường trong nước với kỳ hạn dài thì buộc phải vay sang kỳ hạn ngắn. Điển hình như từ 2011 - 2013, chúng ta huy động vốn ngắn hạn dưới 3 năm, chiếm trên 70% tổng lượng vốn huy động. Vòng xoáy tạo ra là từ 2015 đến 2017 chúng ta phải trả món nợ đó. |
| Ông Trương Hùng Long | |
|
* PV: Vậy việc giữ các mức nợ trong giới hạn cho phép cần thiết như thế nào, thưa ông?
- Ông Trương Hùng Long: Vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là kiểm soát độ an toàn của nợ công. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra các chỉ tiêu giới hạn về trần nợ công để kiểm soát tính bền vững của nợ công. Do đó, việc giữ các chỉ tiêu nợ công trong mức trần cho phép là cần thiết.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản nợ công; khả năng trả nợ từ chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay từ phía thị trường.
Để nợ công không vượt trần cho phép phải triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo 2 yếu tố cốt lõi của an toàn nợ công như đã nói trên.
Về tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay các nguồn vốn từ các khoản nợ công, theo quy định của Luật NSNN và Luật Quản lý nợ công, hầu hết vốn vay công được sử dụng trực tiếp cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, các dự án trong nhiều lĩnh vực như giao thông, cầu cảng, nông thôn, giảm nghèo, giáo dục, y tế... đã triển khai đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nguồn vốn vay công được đầu tư vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ dự án đều phải tăng cường trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, về mặt pháp lý, chúng ta phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh Chính phủ; tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay... Hiện nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa Nghị định 38 về quản lý sử dụng vốn ODA.
Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp tăng tính hiệu quả của sử dụng nợ công, như: Thắt chặt điều kiện vay về cho vay lại; xây dựng cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương, cho vay lại qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng; siết chặt phạm vi, đối tượng và điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ...
Quan điểm của tôi là nên kiểm soát hiệu quả đầu tư từ Nhà nước, tập trung vào các ngành then chốt, mang tính động lực phát triển nền kinh tế. Đồng thời xã hội hóa đầu tư, giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư từ Nhà nước. Qua đó, giảm được khó khăn cho nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước.
* PV: Xin cảm ơn ông! Đức Minh (thực hiện) |