Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 9 tại Hà Nội (SIE 2021) và Triển lãm Quốc tế Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam năm 2021 (VME 2021) dự kiến sẽ có quy mô trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia. Những sản phẩm được trưng bày tại triển lãm bao gồm linh kiện,ảnggianhàngtrưngbàytạichuỗitriểnlãmvềcôngnghiệphỗtrợViệtỷ số kazakhstan phụ tùng cho ngành ô tô/xe máy, điện/điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, sản phẩm cơ khí, nhựa, khuôn mẫu, mạ, đóng gói… Tham gia SIE 2021, phía Nhật Bản sẽ có trên 20 doanh nghiệp đại điện của bên mua là các nhà sản xuất, lắp ráp của Nhật Bản và gần 50 gian hàng đại diện của bên bán là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện của Việt Nam. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực máy móc băng tải vận chuyển, điện, điện tử và lĩnh vực sản xuất gia công (dập, khuôn, gia công mạ). Về phía doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp có năng lực đã được đăng tải trong “Tuyển tập doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo” của JETRO.
Giới thiệu về điểm mới của SIE 2021, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, Văn phòng tại Hà Nội (JETRO Hanoi) cho biết: Ban tổ chức sẽ thực hiện những thử nghiệm mới cho triển lãm năm nay. Triển lãm diễn ra dưới cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Với hình thực trực tuyến, khách tham quan có thể tham quan gian hàng, kết nối trao đổi đàm phán với các doanh nghiệp tham gia. Do vậy, trong bối cảnh hạn chế về việc đi lại, các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác đều có thể tham gia. Tại triển lãm, Ban tổ chức sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc và thực hiện sắp xếp kết nối thương mại trước với doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời cân nhắc đến nội dung trao đổi đàm phán của những doanh nghiệp tham gia triển lãm để nâng cao tỷ lệ thành công cho các cuộc đàm phán. Đánh giá cao tầm quan trọng của SIE 2021, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: CNHT đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất CNHT. Trong đó, việc tổ chức SIE 2021 có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngành tăng cường năng lực sản xuất và kết nối với các đối tác Nhật Bản. SIE 2021 được tổ chức với mục đích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện việc cung ứng linh phụ tùng. Trung bình tại các kỳ triển lãm trước được tổ chức ở Hà Nội, các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đã tham gia với hơn 5.000 cuộc đàm phán thương mại, tổng giá trị của hợp đồng, thỏa thuận đạt hàng chục triệu USD. Được biết, chiều 2/6, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã phối hợp với JETRO Hanoi và Công ty Reed Tradex Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến CNHT Việt Nam 2021 với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội & thách thức hậu Covid-19”. Tại diễn đàn, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã cung cấp cho các doanh nghiệp hai nước những thông tin về chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho doanh nghiệp CNHT. Ông Vũ Bá Phú cũng cho biết: Năm 2020, khi dịch bệnh Covid 19 bùng nổ, ngành công nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày 6/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT với nhiều chính sách mới kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích lớn cho CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo. |