【gil vicente đấu với sporting】Trở ngại trong thu hoạch lúa Hè thu
Thời điểm này,ởngạitrongthuhoạgil vicente đấu với sporting nông dân trong tỉnh đã thu hoạch rộ lúa Hè thu, thế nhưng tình hình cắt lúa trong những ngày qua không được thuận lợi.
Nông dân ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, đang thu hoạch lúa Hè thu trong tình hình giảm năng suất và giá bán.
Ảnh hưởng mưa dầm, giá bán giảm
Một trong những khó khăn đầu tiên mà nông dân đã và đang thu hoạch lúa Hè thu trong tỉnh gặp phải là tình hình mưa dầm trong nhiều ngày qua làm cho tiến độ thu hoạch rất chậm, đồng thời mưa kèm theo giông lốc còn gây đổ ngã, giảm năng suất cho không ít diện tích lúa Hè thu của bà con.
Vừa thu hoạch xong 1ha lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình, ông Trần Văn Pha, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thông tin: “Do mưa dầm liên tục trong nhiều ngày qua nên làm cho máy thu hoạch lúa bị ùn ứ công cắt rất nhiều. Riêng ruộng của tôi phải trễ ngày cắt theo hợp đồng ban đầu là 3 ngày. Nếu trong điều kiện bình thường thì khả năng vụ này tôi thu hoạch mỗi công ít nhất là 13 bao lúa (tương đương khoảng 700kg), nhưng do mưa dầm làm ướt bông lúa nên khi thu hoạch, hạt lúa theo rơm đi ra bên ngoài khá nhiều. Đồng thời, có không ít chỗ bị sập loang lỗ nên máy cắt khó thu hoạch, từ đó sau khi cắt lúa xong thì mỗi công chỉ còn được 11 bao (khoảng 600kg)”.
Bên cạnh khó khăn trên thì bà con nông dân thu hoạch lúa Hè thu trong lúc này còn bị thương lái hạ giá thu mua từ 200-300 đồng/kg so với giá đã đặt cọc trước khi cắt lúa khoảng nửa tháng. Vừa bán xong 6 công lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình cho thương lái, anh Nguyễn Hữu Thanh, ở cùng ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, cho hay: “Theo hợp đồng ban đầu với thương lái thì tôi và bà con ở cánh đồng này sẽ bán lúa với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng đến ngày cắt lúa, thương lái nói tình hình đi lại để thu mua lúa cho người dân gặp khó khăn trong điều kiện dịch Covid-19, đồng thời một số doanh nghiệp chậm thu mua lúa gạo nên đề nghị bà con giảm giá xuống còn 5.900-6.000 đồng/kg. Chia sẻ với thương lái, tôi và bà con đành chấp nhận. Như vậy, việc giảm 200 đồng/kg thì với năng suất lúa đạt 700kg/công, người dân sẽ mất đi số tiền 1,4 triệu đồng/ha”.
Khó trong di chuyển, thiếu máy cắt
Hiện nay, không chỉ có chủ ruộng mà hoạt động thu hoạch và thu mua lúa cho người dân cũng gặp khó khăn trong quá trình di chuyển do vướng những quy định về thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 đã và đang áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể theo quy định là chủ máy thu hoạch, tài công, nhân công bốc dỡ (người thu hoạch) khi di chuyển vào vùng thu hoạch lúa phải có giấy xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm, kể cả khi có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19.
Ngoài ra, người thu hoạch lúa phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch và không được đi nơi khác ngoài khu vực hoặc điểm thu hoạch lúa đã đăng ký nơi đến. Trong quá trình thu hoạch, tất cả mọi người tham gia phải đảm bảo 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế). Bên cạnh đó, chủ phương tiện máy cắt, máy kéo phải đảm bảo “3 tại chỗ” cho người thu hoạch đi cùng trong suốt quá trình cắt lúa tại khu vực đăng ký. Đối với phương tiện thu mua và lực lượng lao động tham gia thu mua lúa cũng thực hiện tương tự những quy định trên.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết hiện các nhà máy xay xát lúa trên địa bàn huyện chủ yếu là nhỏ lẻ nên không đảm bảo tiêu thụ hết số lượng lớn lúa Hè thu của huyện (tổng số gần 19.500ha, năng suất bình quân 6,3 tấn/ha). Do đó trong nhiều năm qua, tình hình tiêu thụ lúa của nông dân trong huyện chủ yếu là từ thương lái ngoài địa bàn và vụ lúa Hè thu năm nay cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mỗi thương lái đều có số lượng khá đông lực lượng bốc dỡ đi theo ghe nên gặp khó trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian qua, dù ngành chức năng địa phương thực hiện rất chặt chẽ những quy định trong phòng, chống dịch bệnh đối với thương lái bên ngoài khi vào huyện thu mua lúa cho người dân nhưng vẫn có trường hợp đã vào đến vùng cắt lúa mới thực hiện khai báo y tế nên đồng nghĩa với việc chưa thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
“Các chủ máy cắt và thương lái ngoài địa bàn đến thu hoạch và thu mua lúa cho người dân huyện Phụng Hiệp thường hoạt động trong thời gian dài nên việc quy định kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ rồi test lại sẽ ít nhiều gặp khó khăn. Vì vậy, địa phương đề xuất lực lượng thu hoạch và thu mua lúa chỉ thực hiện test Covid-19 một lần trong suốt quá trình hoạt động. Khi kiểm tra có kết quả test xong thì đề nghị họ thực hiện cam kết và có sự quản lý chặt của ngành chức năng địa phương là đảm bảo không đi vào khu vực dân cư mà chỉ tổ chức ăn, ở tại nơi thu hoạch và thu mua đến khi kết thúc chuyến đi”, ông Lê Như Lê cho biết thêm.
Cùng lý do gặp khó khăn trong việc di chuyển người và phương tiện, nhất là không cùng địa phương nên một số vùng lúa trong tỉnh phải đối mặt với nguy cơ thiếu máy cắt phục vụ cho người dân. Ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, cho hay: Diện tích lúa Hè thu năm nay của thành phố chỉ có 542ha và đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại là đa phần người trồng lúa của thành phố đều hợp đồng trước đó với các chủ máy cắt ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Do đó, trong điều kiện tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 thì việc đi lại của máy cắt sẽ là vấn đề nan giải nên khả năng thành phố sẽ thiếu máy thu hoạch lúa cho người dân và cần sự giúp đỡ từ ngành nông nghiệp tỉnh.
Tương tự, ông Mai Lý Tưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Long Mỹ, thông tin: Nông dân trên địa bàn thị xã xuống giống được gần 10.100ha lúa Hè thu, hiện đã thu hoạch được khoảng 50ha, các trà lúa còn lại cũng đang vào giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, qua rà soát của ngành chức năng thị xã thì hiện địa phương chỉ có khoảng 21 máy cắt lúa. Với số lượng máy cắt đang có trên địa bàn thị xã thì khi nông dân vào vụ thu hoạch rộ lúa Hè thu (từ giữa đến cuối tháng 8 tới với khoảng 8.000ha sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho bà con. Vì vậy, địa phương đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có giải pháp hỗ trợ máy cắt cho thị xã để đảm bảo thu hoạch nhanh lúa Hè thu cho người dân, cũng như hạn chế thất thoát trong điều kiện mưa, bão như hiện nay.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trước tình hình thiếu máy cắt lúa như báo cáo của một số địa phương trong tỉnh, ngành nông nghiệp sẽ có trách nhiệm sớm điều tiết máy cắt từ vùng lúa đã thu hoạch xong sang nơi đang có nhu cầu. Trong quá trình di chuyển người và phương tiện sẽ đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Điều khá an tâm là tổng số máy cắt lúa đang có trên địa bàn tỉnh là 248 máy. Hiện tại, huyện Châu Thành A đã thu hoạch dứt điểm lúa Hè thu và một số địa phương khác đã cắt lúa gần xong như huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh nên số lượng máy đang nhàn rỗi tương đối lớn, từ đó bà con ở những vùng chưa thu hoạch lúa Hè thu trong tỉnh cứ an tâm, không phải lo lắng về tình hình thiếu máy cắt. Tuy nhiên, để công tác điều tiết máy được thuận lợi thì các địa phương cần rà soát cụ thể và sớm có báo cáo về những vùng lúa cần được chi viện máy cắt để ngành nông nghiệp tỉnh có giải pháp điều tiết được kịp thời và hiệu quả, đồng thời đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa, hạn chế thất thoát cho người dân. Về đề xuất chỉ test Covid-19 một lần đối với lực lượng thu hoạch và thu mua lúa thì ngành nông nghiệp tỉnh sẽ có báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh để có sự chỉ đạo chung...
Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 2-8, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 40.000ha trong tổng số 76.616ha lúa Hè thu đã xuống giống, với năng suất bình quân ước đạt 6,39 tấn/ha. Thương lái đang thu mua lúa tươi của người dân tại ruộng với giá dao động từ 5.200-6.200 đồng/kg (tùy giống). Hiện tại, diện tích lúa Hè thu chưa cắt tập trung ở huyện Long Mỹ (khoảng 15.000ha), huyện Phụng Hiệp (khoảng 10.000ha) và thị xã Long Mỹ (khoảng 9.000ha). |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
下一篇:Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Video sập cầu đường sắt ở Mỹ, nhiều toa chở hóa chất nguy hiểm rơi xuống sông
- Khống chế tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng dưới 0,15% vào 2020
- Bé gái 16 tháng tuổi qua đời sau khi mẹ đẻ bỏ mặc ở nhà để đi chơi
- Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- Mỹ xác nhận sẽ gửi bom chùm cho Kiev, NATO hứa kết nạp Ukraine
- Tọa đàm phòng chống HIV/AIDS
- Khám phá UAV đa nhiệm do Nam Phi sản xuất
- Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- Sau khi bị truy tố, tỷ lệ ủng hộ ông Trump vượt xa các đối thủ cùng đảng
相关推荐:
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Hơn 60.000 viên thuốc điều trị Covid
- Giá vàng hôm nay 9/7: Vàng tăng nhẹ phiên cuối tuần
- FED tăng lãi suất và những áp lực với thị trường tiền tệ trong nước
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- Nga chế tạo UAV trinh sát siêu nhỏ chỉ nặng 21g
- Mỗi năm Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư
- Bắt vụ buôn lậu 7.000 bao thuốc lá
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Sai lầm cần tránh khi trẻ bị viêm màng não mô cầu
- Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Tây Ninh Smart
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII