Ứng dụng hướng dẫn “ăn an toàn”
Một kỹ sư tin học người Trung Quốc đã công bố ứng dụng trên điện thoại đặc biệt: China’s Survival Booklet – ứng dụng hướng dẫn người dân lựa chọn thực phẩm an toàn. Đây là một ứng dụng miễn phí dành cho người dùng Apple và hệ điều hành Android. Trong 3 ngày đầu ra mắt,ốcDùngcôngnghệđểchốngthựcphẩmbẩlịch thi đấu bóng đá c1 châu âu đã có hơn 200,000 bản China’s Survival Booklet được người dùng tải về.
Nhiều vụ bê bối thực phẩm bị vạch trần ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, thậm chí cả trẻ sơ sinh cũng trở thành nạn nhân của thực phẩm độc hại trong năm 2008 bởi sữa bột pha trộn với melamine. Người Trung Quốc vẫn luôn lo ngại ấn giấu phía sau những vụ việc lùm xùm ấy còn có rất nhiều cơ sở kinh doanh vô đạo đức chưa bị phát hiện.
Gạo, bột mì, dầu, muối, mỡ lợn, mì sợi, bánh mì hấp đã bị nhiễm độc trong thời gian vừa qua. Phụ gia độc hại bao gồm chất kích thích, phẩm màu, chất bảo quản, phóc-môn, oxit methylene, thuốc nhuộm công nghiệp, bột siêu nạc làm từ melamine, thuốc tẩy, chất làm trắng, đại lý làm trắng, muối công nghiệp, urê, thuốc diệt côn trùng, và thuốc trừ sâu có độc tính cao.
Ứng dụng China’s Survival Booklet bằng tiếng Trung được tải miễn phí |
Ứng dụng China’s Survival Booklet giúp người dùng kiểm tra được danh tính các hãng sản xuất thực phẩm đã hoặc chưa bị cảnh báo về chất lượng, hiểu về các hóa chất và nồng độ được sử dụng trong sản xuất và bảo quản thực phẩm.
Một số người cho rằng cho ra đời ứng dụng này là một việc làm can đảm, có trách nhiệm và cần được phổ biến rộng hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sau khi sử dụng ứng dụng này, người dân sẽ nghĩ rằng xung quanh họ toàn đồ độc hại và không thể chọn nổi thứ gì để ăn.
Trước đó, Võ Hoành, một sinh viên mới tốt nghiệp của tốt nghiệp từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, Trung Quốc đã lập trang mạng Casting Outside hướng dẫn về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Võ Hoành cùng bạn bè đã thu thập thông tin về hơn 2,400 vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc từ năm 2004, 3000 bài báo về an toàn vệ sinh thực phẩm Trung Quốc từ các báo chí trên thế giới. Tuy nhiên, do có quá nhiều người truy cập nên trang mạng đã bị quá tải và sập chỉ trong vài tháng sau.
Lắp camera theo dõi cách dùng dầu ăn trong nhà hàng
Thời báo Bắc Kinh cho biết thành phố Bắc Kinh sẽ lắp đặt trên 60.000 camera điện tử tại hơn 60.000 nhà hàng trong phạm vi thủ đô nhằm kiểm soát tình hình sử dụng “dầu bẩn” tái chế trong các nhà hàng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất 62.000 nhà hàng ở Bắc Kinh, với khoảng 240 tấn dầu qua sử dụng mỗi ngày. Ước tính, hệ thống camera theo dõi này sẽ ngốn của Bắc Kinh 30 triệu Nhân dân tệ. Chính quyền thành phố hi vọng sự đầu tư này sẽ phát hiện được và xử lý các hành vi tái sử dụng dầu ăn, hoặc bán lại “nước cống chứa dầu ăn thừa” cho các cơ sở sản xuất “dầu bẩn” bất hợp pháp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc lắp đặt camera là việc làm không mấy cần thiết và phung phí. Theo họ, biện pháp xử lý tận gốc vấn đề phải là một quy trình quản lý chất lượng dầu ăn chặt chẽ.
Tháng 4/2012, dư luận Trung Quốc từng xôn xao trước một loạt vụ tái chế dầu ăn từ nội tạng thối rữa, bốc mùi nồng nặc. Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, nước này có thể tử hình các đối tượng tham gia sản xuất và tiêu thụ “dầu bẩn”, tùy thuộc vào mức độ phạm tội. Kể từ tháng 8-2011, đã có 135 vụ tội phạm liên quan đến “dầu bẩn” tại Trung Quốc bị phanh phui và gần 800 đối tượng bị bắt giữ. Cảnh sát nước này cũng triệt phá hơn 100 nhà máy sản xuất “dầu bẩn”.
Anh Trịnh