【tie lệ cược】Khi đại gia Intel lỡ chân trong cuộc cách mạng di động

时间:2025-01-26 03:05:59来源:Empire777 作者:Cúp C1

Intel từng là viên ngọc quý của ngành sản xuất Mỹ từ cuối thập niên 60,đạigiaIntellỡchântrongcuộccáchmạngdiđộtie lệ cược khi Robert Noyce và Gordon Moore sáng lập công ty tại Moutain View, California và giúp tạo ra ngành công nghiệp chip hiện đại cũng như Silicon Valley.

Dù kiểm soát khoảng 80% thị trường chip máy tính và thị phần lớn hơn nữa trong chip máy chủ, Intel để mất danh hiệu công ty chip giá trị nhất nước Mỹ vào tay Nvidia. Theo hơn 20 nhân viên cũ và mới, tình trạng hiện nay không tự nhiên xảy ra mà là hậu quả của những sai lầm đắt giá trong một thập kỷ và sự suy đồi văn hóa khiến công ty mắc phải những thiếu sót nghiêm trọng.

Di sản của Andrew Grove

Người đóng vai trò trung tâm trong sự trỗi dậy của Intel là Andrew Grove. Kỹ sư gốc Hungrary là nhân viên đầu tiên của hai nhà sáng lập Moore và Noyce. Ông làm CEO Intel từ năm 1987 tới 1998. Intel dưới thời của ông đánh giá cao tính kỷ luật, sở hữu trí tuệ và sự tập trung.

{ keywords}

Andrew Grove, người đóng vai trò trung tâm trong sự trỗi dậy của Intel. (Ảnh: Bloomberg)

Ông nổi tiếng với các yêu cầu cao, đưa ra “danh sách đi muộn” – yêu cầu nhân viên đi làm sau 8 giờ phải ký tên lên mảnh giấy dán trên bàn và một hệ thống xếp hạng tất cả kỹ sư theo 4 danh mục. Hệ thống này cũng như các kỹ thuật khác của ông Grove nhanh chóng được các hãng công nghệ lớn khác áp dụng. Cách tiếp cận của ông với tính kỷ luật trong tổ chức cũng là niềm cảm hứng cho nhiều cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất. Đối với các giám đốc cấp cao, ông thúc đẩy “đối đầu mang tính cách xây dựng”, đảm bảo mọi vấn đề đều được đưa ra ánh sáng và giải quyết một cách hiệu quả.

Nó có thể khiến các cuộc họp tại Intel căng thẳng hơn một chút, song ông Groove cũng sẵn sàng lắng nghe chỉ trích. Ông khuyến khích cấp dưới nói lên các vấn đề mà không sợ bị trả đũa. Ông Gelsinger nhận xét Grove “tích cực theo đuổi câu trả lời đúng”.

Tính kỷ luật bảo đảm chip Intel ngày càng mạnh mẽ khi chi phí sản xuất ngày một thấp. Intel là một trong số ít các hãng điện tử Mỹ sống sót qua thập niên 80, 90 khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nổi lên như các siêu cường sản xuất.

Ông Grove tiếp tục làm Chủ tịch Intel tới năm 2005 và cố vấn cho lãnh đạo công ty cho đến khi qua đời. Dù vậy, sức ảnh hưởng ấy của ông không thể ngăn cản một trong những xáo trộn lớn nhất tại Intel. Giữa những năm 2000, khi Apple chuẩn bị ra mắt smartphone mới, Steve Jobs tiếp cận CEO Intel khi ấy là Paul Otellini để cung cấp chip cho iPhone. Intel đang bán bộ xử lý trong máy tính Mac, song ông Otellini lại xem đề nghị cung ứng chip iPhone là không đáng bận tâm. Apple vì thế trao hợp đồng cho Samsung. Sau đó, họ tự thiết kế chip và thuê TSMC sản xuất.

Quay lưng với quá khứ

Từ tháng 5/2013, Brian Krzanich trở thành CEO Intel sau khi ông Otellini đột ngột tuyên bố nghỉ hưu. Theo Bloomberg, ông Krzanich không thấm nhuần văn hóa tự phê bình của ông Grove mà ông đặt niềm tin không thể lay chuyển vào sự nhạy bén kỹ thuật của Intel.

Trong nhiệm kỳ 5 năm, ông Krzanich đảo ngược chính sách của ông Grove. Ông công khai làm bẽ mặt các lãnh đạo bất đồng, lờ đi các cảnh báo. “Brian không tạo được môi trường nơi mọi người trình bày các vấn đề. Hạn chế sự thật là án tử dành cho một công ty phức tạp như Intel”, mỗi cựu giám đốc chia sẻ. 

Theo những người từng làm việc cho ông Krzanich, trong các cuộc họp, ông trả lời email, mua sắm trực tuyến hay rời đi để gọi điện, khác hẳn những người tiền nhiệm thường xem đây là cơ hội để tranh luận. Đồng nghiệp cho biết đó là cách ông thể hiện không quan tâm đến các bài trình bày hay không đánh giá cao những gì họ đang nói. Một tá nguồn tin tiết lộ CEO Intel thường xuyên chế nhạo những người thuyết trình hoặc chửi mắng họ, đôi khi còn nói với các chuyên gia rằng họ chẳng biết họ đang nói cái gì.

Ông dành những lời khinh miệt gay gắt nhất cho Aicha Evans, người phụ trách bộ phận di động của Intel, một trong những phụ nữ da màu quyền lực nhất ngành chip. Bà có nhiệm vụ giành lại việc sản xuất một linh kiện quan trọng từ tay TSMC song kết luận đây là điều không thể. Trong bài thuyết trình kéo dài 3 tiếng đồng hồ, bà nêu ra những lo ngại một cách kỹ lưỡng và thấu đáo. Song, sau khi bà kết thúc, ông Krzanich dường như không tiếp thu được điều gì. Thay vào đó, ông đấm mạnh xuống bàn: “Chết tiệt, Aicha Evans. Bà chẳng hiểu gì về Intel và chẳng có năng lực gì cả”.

Năm 2015, Intel là hãng đầu tiên ra mắt chip 14nm. Song, từ đầu năm, các kỹ sư đã cảnh báo thế hệ chip mới dựa trên tiến trình 10nm đã chậm hơn lịch trình 6 tháng. Năm tiếp theo, hai kỹ sư trình bày xu hướng báo động trong tỉ lệ lỗi chip, trong khi TSMC có thể sẽ giới thiệu chip 10nm đầu tiên trên thế giới. Theo vài nhân chứng, ông Krzanich một lần nữa nói họ chẳng hiểu mình đang nói gì.

6 tháng trì hoãn kéo ra 3 năm. Đến năm 2020, chip 10nm của Intel mới ra đời. Intel sa thải ông Krzanich vào tháng 6/2018 với lý do chính thức là ngoại tình với cấp dưới. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo suy đoán ban quản trị đã chán ngấy với kết quả và cách ông đối xử với nhân viên. Dù vậy, Intel đã để mất hàng loạt quan chức cao cấp, dày dạn kinh nghiệm dưới thời CEO này.

Hoàn cảnh của Intel không chỉ do hàng loạt sai lầm nội bộ, mà còn phản ánh bước chuyển dịch hàng thập kỷ của sản xuất từ Mỹ sang các khu vực khác trên thế giới cùng với sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp vào tháng 2/2021 nhằm giải quyết khủng hoảng chip đang diễn ra và giảm lệ thuộc vào nước ngoài. Ngành bán dẫn gây sức ép lên chính quyền liên bang để hỗ trợ thuế và các sáng kiến khác kích thích đầu tư trong nước. Mỹ cũng làm chậm tiến trình của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử và sản xuất chip với lý do an ninh quốc gia. Nó có thể giúp Intel trong dài hạn, song chỉnh đốn Intel là trọng trách ngay lúc này của CEO Gelsinger và cộng sự. Trước khi chính thức được bổ nhiệm, ông đã tuyển lại những người từng rời đi dưới thời CEO Krzanich.

Vào ngày đầu nhậm chức, ông Gelsinger gợi lại ký sức về bộ ba Noyce, Moore và Grove, nhắc nhở nhân viên rằng ông được truyền cảm hứng từ sự lãnh đạo của các nhà sáng lập Intel. Khi hồi tưởng những năm 2000, khi Intel đánh mất rồi giành lại thị phần trong mảng chip máy chủ, ông nói: “Các công ty vĩ đại có thể quay lại từ trong thách thức và khó khăn. Họ quay lại mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn và giỏi giang hơn bao giờ hết”.

TSMC đã có 30 năm đi trước và sản xuất chip 7nm từ năm 2018, còn Apple bắt đầu làm chip 5nm từ năm 2020. Quyết tâm lấy lại vị trí của ông Gelsinger được đặt cược bằng 20 tỷ USD nhưng chỉ riêng tiền không thể đưa Intel trước đây quay về.

Du Lam

Trung Quốc còn cách công nghệ bán dẫn tối tân ‘3-4 thế hệ’

Trung Quốc còn cách công nghệ bán dẫn tối tân ‘3-4 thế hệ’

Ngay cả khi đã chi hàng tỷ USD phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa, Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực sản xuất những con chip tối tân.  

相关内容
推荐内容