【c2 2024】F0, F1 tăng cao tại các doanh nghiệp, cách nào để đảm bảo nguồn nhân lực?

Nhu cầu tăng mạnh

Theăngcaotạicácdoanhnghiệpcáchnàođểđảmbảonguồnnhânlực2 2024o báo cáo từ các địa phương có đông công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất cũng cho thấy, hiện tại, ở nhiều địa phương số công nhân lao động đang phải nghỉ việc vì thuộc diện F0, F1 (thực hiện điều trị, cách ly do dịch Covid-19) khá cao, như: Hải Phòng (trên 42.000 lao động), Bắc Giang (22.000 lao động)… nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Do đó mặc dù cả nước đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, nhưng trước diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh, thực hiện đơn hàng, chi phí, tình hình thế giới… nên một bộ phận doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn trong việc mở rộng sản xuất, tăng lao động.

Đại diện một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn cho biết, trước dịch Covid-19, thông thường sau tết Nguyên đán là thời điểm trái vụ của ngành may, nhưng năm nay đây lại là thời điểm nhiều đơn hàng. Bởi hiện nay thị trường đã có nhiều khởi sắc hơn năm 2020, 2021 nhờ đó doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý 2/2022. Thậm chí, một số mặt hàng như veston, một số hàng xuất khẩu, doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý 3/2022. Chính vì vậy, nhu cầu về lao động của doanh nghiệp rất lớn.

Đáng chú ý, dù sau Tết số lượng lao động quay trở lại làm việc đạt gần 100% nhưng do số lượng lao động là F0 nhiều nên dẫn tới lực lượng lao động vẫn không đáp ứng đủ do phải nghỉ cách ly, chữa bệnh ở nhà dẫn đến lượng hàng tồn do thiếu lao động nhiều. Tuy nhiên, điểm tích cực là 98% công nhân đã tiêm vắc xin nên lao động mắc Covid-19 đa phần không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thời gian khỏi bệnh khoảng 5-7 ngày, có thể nhanh chóng quay trở lại làm việc.

Một thuận lợi nữa là so với năm 2021 khi chưa có Nghị định 128 là không biết phải đóng cửa nhà máy đến khi nào khi có các ca nhiễm F0, F1 thì hiện nay doanh nghiệp có thể lên ngay được kế hoạch cho người lao động đi làm luân phiên, nếu quá nhiều công nhân F0 thì có thể đóng cửa luôn nhà máy trong khoảng 10 ngày, sau đó tổ chức làm lại. Điều này cũng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất các đơn hàng, linh hoạt trong việc luân phiên lao động khi số ca mắc Covid-19 nhiều.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi giá xăng, dầu liên tục tăng cao.  	Ảnh T.D
Nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian tới dự kiến tập trung ở các lĩnh vực dệt may, da giầy, điện tử, du lịch, nhóm lao động có trình độ, tuyển lao động thời vụ. Ảnh minh họa: T.D.

Triển khai các chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp

Để giải quyết được tình trạng thiếu lao động do gia tăng F0, F1, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh Trần Đoàn Trung cho rằng, những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường lao động cần được theo dõi, đánh giá và có phương án xử lý thấu đáo, bảo đảm cơ sở vững chắc để nhanh chóng đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất ngay khi dịch được khống chế. Cùng với đó cần có các chính sách khuyến khích người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tháo gỡ rào cản và tạo cơ chế thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp lý hiện hành để doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo lại cho người lao động.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng nhấn mạnh, việc thiếu lao động đang diễn ra ở nhiều địa phương, ngành, nhiều cấp độ và cần nhiều giải pháp. Trong đó, trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, đồng hành cùng Chính phủ khôi phục nền kinh tế và thực hiện chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; xúc tiến kịp thời các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, như nhà ở, nhà trẻ, các công trình sinh hoạt cộng động cho công nhân lao động.

Đặc biệt, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động khi chính sách được ban hành, như hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500 nghìn đồng/tháng.

Cúp C2
上一篇:Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
下一篇:Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM