【kết quả giải a-league úc】Khi đất làng nổi “sóng”
Giá đất tăng cao,sóngkết quả giải a-league úc người dân chưa kịp mừng đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an ninh trật tự và cản trở thu hút đầu tư.
Nườm nượp đi mua đất
Khoảng 1 tuần nay, người dân thôn Lộc Thọ, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) mất ăn mất ngủ vì có hàng trăm người từ khắp nơi đổ xô về đây để hỏi mua đất. Theo người dân địa phương, đất vùng này từ trước đến nay rẻ như bèo nhưng cũng không ai ngó ngàng tới. Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái đến nay, khi thông tin về một số dự án sẽ được triển khai trên địa bàn, dòng người từ khắp nơi đã tìm về để đặt chỗ, chèo kéo người dân bán đất tạo nên cơn sốt đất chưa từng có ở vùng quê này.
Ông Bùi Trung Hậu, cán bộ địa chính xã Việt Tiến cho biết, cơn sốt đất nền ở xã này đã manh nha từ khi có thông tin về dự án khu công nghiệp VSIP sắp được triển khai trên địa bàn. Đặc biệt, trong khoảng gần 1 tuần nay, khi dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Sunny Apparel Vina do doanh nghiệp Mỹ đầu tư trực tiếp, vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận đầu tư tại xã Việt Tiến, thì giá đất cũng tăng vùn vụt theo từng giờ. Trước tết, đất nền ở đây có giá dao động chưa đến 1 triệu đồng/m2 nhưng nay bỗng dưng tăng lên hơn 5 triệu đồng.Với những lô đất bám mặt tiền quốc lộ 15B, giá tăng vọt lên 15-20 triệu đồng/m2. Cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thạch Hà cũng cho biết thêm, dọc hai bên quốc lộ, đoạn qua thôn Lộc Thọ có hơn 20 lô đất quy hoạch, mỗi lô có diện tích 180 m2, được bán đấu giá từ năm 2019 với giá 600-700 triệu đồng/lô. Đến nay, tất cả các lô này đã được chuyển nhượng với giá 1,5-1,8 tỷ/lô, và đang được trao bán lại với giá từ 2-2,5 tỷ.
Tương tự, tại huyện Cẩm Xuyên, ngay khi UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị du lịch biển Mỹ Hòa ở xã Yên Hòa và khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf ở xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên), người dân nơi đây đã chứng kiến hàng trăm ô tô từ khắp nơi đổ về mua đất. Nhiều người dân bỗng dưng “đổi đời” khi khu vườn bao nhiêu năm qua đất cằn, đá sỏi trị giá chưa đến vài trăm triệu, nay bỗng dưng được hỏi mua với giá tiền tỷ.
Tỏ vẻ tiếc nuối, bà Nguyễn Thị Chiên ở thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) cho biết, gia đình bà có mảnh vườn rộng xấp xỉ 800m2, mỗi ngày tiếp hàng chục lượt khách vào hỏi mua. Thấy được giá, bà đã bán nguyên vườn để nhận về số tiền 3,5 tỷ đồng. Thế nhưng, khách hàng chỉ mới đặt cọc thì 2 ngày sau bà được biết mảnh vườn của mình đã được chuyển nhượng cho người khác với giá hơn 4 tỷ đồng.“Chỉ mới 2 ngày họ đã bỏ túi hơn 500 triệu đồng”, bà Chiên tiếc rẻ.
Ông Trần Đình Cúc, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho hay, địa bàn xã có khoảng 190 ha trong tổng số 480 ha đất thuộc dự án sân golf. Dù dự án chỉ mới đang trong giai đoạn xin chủ trương, lập quy hoạch, không biết có thành hiện thực hay không nhưng giá đất ở địa phương thì đã tăng vùn vụt theo từng ngày. Trước đây, đất ở xã Yên Hòa chỉ có giá khoảng 200.000 đồng/m2, nay được thổi giá lên mức 10 triệu/m2, thậm chí nhiều nơi còn cao hơn. Theo ông Cúc: “Đất trong xã cách trung tâm huyện khoảng 10 km, trước kia một lô 150 m2 giá vài trăm triệu đồng, nay tăng lên 2-3 tỷ đồng, thậm chí bám đường lớn 19-5 có giá cả chục tỷ đồng”.
Cũng không riêng gì ở hai địa phương này, cùng với việc đón làn sóng đầu tư từ nhiều doanh nghiệp, cơn sốt đất ở các địa bàn thuộc tỉnh Hà Tĩnh cũng nóng lên theo từng dự án. Cuối năm 2021, khi Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Pin VinES và 3 dự án khác với tổng mức đầu tư hơn 302.500 tỷ đồng vào Vũng Áng cũng đã tạo nên một đợt khuynh đảo thị trường về đất nền, đất ở. Các doanh nghiệp môi giới bất động sản, “cò” và người dân từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình đổ xô về đây mua đất để đầu cơ, bán lại. Tình trạng sốt đất diễn ra tại nhiều phường, xã quanh khu vực khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó, “nóng” nhất vẫn là các địa bàn có nhiều dự án, nhà máy đứng chân như các phường Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên... Hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản cũng mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa.Một lô đất ban đầu giá khoảng 1 tỷ đồng, sau đó được mua đi bán lại với giá đội lên gấp 4-5 lần.
Những chiêu trò đẩy sóng đầu tư ảo
Văn phòng Đăng ký đất đai Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nửa đầu quý I năm nay, đơn vị này đã xử lý hơn 29.000 giao dịch liên quan đất đai như đăng ký biến động (hơn 7.000 hồ sơ); chuyển nhượng, tặng cho (hơn 9.000 hồ sơ); trích đo, tách thửa (gần 5.000 hồ sơ)... Các huyện có đất nông thôn như Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Đức Thọ, thị xã Kỳ Anh... có hồ sơ phải xử lý nhiều nhất với hơn 9.000 bộ. Trong khi đó, năm 2020, tổng giao dịch phải xử lý của cả tỉnh chỉ khoảng 84.000 hồ sơ. Đây là những con số tăng đột biến, bất thường.
Lý giải nguyên nhân của việc đất đai tăng giá bất thường, ông Nguyễn Ngọc Hoạch, Trưởng Phòng Đất đai 1, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh cho rằng, ngoài yếu tố nhiều dự án được đầu tư, dẫn đến một bộ phận kinh doanh bất động sản “ăn theo” để đầu cơ, “lướt sóng”, thì do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân lớn nên nhiều người đã đầu tư vào đất đai.
Hà Tĩnh là tỉnh nhỏ, quỹ đất ở đang dồi dào, dân số ít nên nhu cầu về đất hiện nay trong nhân dân cũng không hẳn là vấn đề bức thiết.Tuy nhiên, cơn sốt đất liên tục ập đến trong những năm gần đây đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy.Một phần, sốt đất giúp cho những người có đất được hưởng lợi khi bán được giá cao, song đây cũng là hiện tượng bất thường và làm nhiễu loạn thị trường.
Thực tế, cơn sốt đất ở các vùng nông thôn Hà Tĩnh, trong thời gian vừa qua, phần lớn đều là “cò” bán cho “cò”, theo kiểu F1 bán lại cho F2, F3... thậm chí là F5, F6. Cứ như thế, giá đất được đẩy lên theo từng nấc bậc thang khi qua mỗi F, tạo nên đợt sóng đầu tư ảo.
Như tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, theo cán bộ địa chính xã này, hơn 20 lô đất quy hoạch gần cụm công nghiệp Phù Việt mặc dù đã được bán cho người khác ngay sau khi thông tin về dự án nhà máy may của doanh nghiệp Mỹ về đây đầu tư, song lúc này rất khó để tìm ra chủ sở hữu thực sự. Khi có khách đến đặt vấn đề mua, lập tức có 3-5 người môi giới đến "chào hàng" trên cùng một thửa đất.
Trong khi đó, tình trạng “cò” thổi giá đất đã làm xáo động nhiều làng quê. Bà Chu Thị Thanh Thủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, địa phương vừa có quyết định phê duyệt dự án tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf với tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng cho hay, vấn nạn “cò đất” đã và đang gây ra không ít hệ lụy cho địa phương.
Đơn cử, tháng 12-2021, xã Cẩm Dương tổ chức đấu giá 14 lô đất thì có 6 lô được chốt giá cao ngất ngưởng nhưng cuối cùng người mua bỏ cọc. Trong khi đó, rất nhiều người dân có nhu cầu thực sự thì không thể mua. Từ sau Tết Nguyên đán 2022 tới nay, chính quyền địa phương đã tiếp nhận và xử lý 7 đơn thư, kiến nghị liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Do giá đất tăng cao, người dân đã tự ý cắt vườn để chia lô ra bán dẫn đến xâm lấn lẫn nhau, thậm chí người thân, anh em cũng quay ra tố cáo nhau vì đất, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Một cán bộ của huyện Thạch Hà nhận định thêm, thị trường bất động sản sôi động mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương, tuy nhiên cũng để lại những hệ lụy. Khi giá đất cao, người dân bán thì dễ nhưng khi cần mua đất để xây nhà dựng cửa thì rất khó. Đó là chưa kể đến việc, giá đất tăng cao cũng là yếu tố gây cản trở trong việc thu hút nhà đầu tư.
Cũng không chỉ “cò” tự ý thổi giá, mà tại một số địa phương, thực hiện việc đi tắt, đón đầu làn sóng giá đất đang tăng cao, chính quyền cơ sở cũng tự ý nâng giá cao ngất ngưởng khiến thị trường càng thêm nhiễu loạn. Điển hình, cho rằng chuẩn bị hình thành khu đô thị và có đường cao tốc Bắc - Nam chạy gần qua, cuối tháng 1-2022 UBND huyện Đức Thọ đã thu hồi hàng nghìn mét vuông đất ruộng của người dân xã Lâm Trung Thủy, sau đó phân lô rồi tổ chức bán đấu giá dù chưa làm hạ tầng. Tuy nhiên, phiên đấu giá đã thất bại khi không có ai đến tham gia, lý do là huyện này đưa ra mức giá cao, khởi điểm mỗi lô đất từ 3,5-4,8 tỷ đồng, trong khi cùng thời điểm này của năm trước, cũng tại khu vực này, một lô đất diện tích tương đương được chốt đấu giá chỉ hơn 1,5 tỷ đồng.
(Theo An Ninh Thế Giới)
Sốt đất: Anh nông dân trồng chè bỗng thành đại gia nhưng hễ có tiền là mua thêm, không chịu bán ra
Trong vòng xoáy sốt đất Lâm Đồng, nhiều người nông dân "chân lấm tay bùn" bỗng trở thành tỷ phú, giàu lên một cách nhanh chóng.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/583e298639.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。