当前位置:首页 > Cúp C2

【nhận định real salt lake】‘Soi’ chất lượng tín dụng TPBank, nhiều điểm bất thường 'lộ sáng'

Chất lượng tín dụng của TPBank có thực sự ổn định?ấtlượngtíndụngTPBanknhiềuđiểmbấtthườnglộsánhận định real salt lake

Trong kinh doanh, mục tiêu cuối cùng mỗi doanh nghiệp cần phải đạt được chính là doanh thu, lợi nhuận thực tế. Để đạt được kỳ vọng, vấn đề quản trị dòng tiền, quản lý doanh nghiệp luôn phải đặt lên hàng đầu.

Quản trị dòng tiền đóng vai trò quan trọng, bởi nó quyết định trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp. Đơn giản như việc thiếu hụt tiền mặt, nếu đến nợ phải trả cho ngân hàng, nhà cung cấp mà không trả được thì doanh nghiệp đó sẽ đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý.

Để kinh doanh hiệu quả, ngoài vấn đề tài chính, yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo. Bởi nếu người đứng đầu không biết quản lý, điều hành, thậm chí liên tục vướng phải lùm xùm, kiện cáo ắt hẳn sẽ chẳng thể nào đảm bảo vai trò “đứng mũi chịu xào” giúp con thuyền doanh nghiệp đi lên.

Quay trở lại câu chuyện của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank; TPB), từ lâu không ít người đã đặt dấu hỏi về chuyện quản lý dòng tiền, quản trị doanh nghiệp tại nhà băng này. Đằng sau bức tranh tài chính tương đối đẹp mắt được nhà băng này công bố có những rủi ro gì tiềm ẩn?

Nhìn vào báo cáo tài chính quý I/2020, dù TPBank ghi nhận lợi sau thuế đạt 809,2 tỷ đồng, tăng hơn 127 tỷ đồng so với cùng kỳ nhưng các khoản liên quan đến chi phí, nợ xấu, khả năng lưu chuyển tiền... không được ổn định. 3 tháng đầu năm 2020, TPB ghi nhận chi phí lãi và các chi phí tương tự âm hơn 1.755 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ so với cùng kỳ năm trước; chi phí hoạt động dịch vụ ghi nhận âm 134 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước (âm 58 tỷ đồng); chi phí dự phòng rủi ro tín dụng âm hơn 324 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước; chi phí hoạt động âm hơn 1.095 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ; chi phí thuế thu nhập tạm tính âm hơn 200 tỷ đồng.

Chưa kể, nhìn vào báo cáo tài chính của TPBank có thể thấy các khoản nợ của nhà băng này vẫn khá nhức nhối. Về tình hình chất lượng nợ cho vay, tính đến 31/3/2020, nợ đủ tiêu chuẩn là 95.957 tỷ đồng; tăng hơn 3.000 tỷ so với cuối năm 2019; nợ cần chú ý là 2.667 tỷ đồng, tăng hơn 7000 tỷ so với năm 2019; nợ dưới tiêu chuẩn là hơn 775 tỷ đồng (tăng 61%); nợ nghi ngờ hơn 500 tỷ đồng (tăng 63,9%), nợ có khả năng mất vốn là 607 tỷ đồng (tăng 35,5%). Nhìn chung, các khoản nợ cho vay của TPBank có xu hướng tăng lên so với cuối năm 2019.

Về dư  nợ theo thời gian, nợ ngắn hạn lên đến hơn 27.337 tỷ đồng; nợ trung hạn hơn 26.103 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 47.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, nợ xấu của TPBank tăng mạnh 53% so với thời điểm cuối năm 2019. Nợ xấu tăng kéo theo việc chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng này tăng 109%.

Tính tới thời điểm 31/3/2020, theo Báo cáo tài chính quý I/2020, tổng nợ xấu tăng từ hơn 1.235 tỷ đồng lên khoảng 1.883 tỷ đồng. Chính vì nợ xấu tăng mạnh mà TPBank phải đem tài sản ra bán đấu giá. Cụ thể, 5 chiếc ô tô được đem ra bán đấu giá gồm: 1 xe ôtô nhãn hiệu Toyota Vios E có giá khởi điểm 381,3 triệu đồng; 1 ôtô Ford có giá khởi điểm 502,5 triệu đồng; 1 ôtô KIA Thaco Frontier với giá khởi điểm là 269,5 triệu đồng; 1 ôtô Chevrolet Aveo có giá khởi điểm 207,7 triệu đồng và 1 xe ôtô Chevrolet Colorado với giá khởi điểm 393,1 triệu đồng.

Về chất lượng sử dụng nguồn tiền của TPBank cũng gặp vấn đề khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm hơn 4.360 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 112 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ghi nhận âm hơn 3.846 tỷ đồng…

Nhìn vào những con số trên, có thể thấy dù doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chất lượng tín dụng, khả năng quản lý dòng tiền của nhà băng này có thực sự ổn định? Và trách nhiệm của những người đứng đầu ra sao khi cầm trong tay những khoản tiền lớn của các nhà đầu tư?

 Nợ xấu TPBank tăng mạnh trong quý I/2020

分享到: