Chủ tịch COP27 kêu gọi nhiều nỗ lực hơn để giảm lượng khí phát thải Xung đột Ukraine có thể gây ra khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thế giới hứng chịu thêm cú sốc mới Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nguyên nhân do đâu?ỗlựcgiảiquotbàitoánquotanninhlươngthựsocidad vs |
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh lương thực toàn cầu vừa diễn ra tại London, Anh |
Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều mối đe dọa, cạnh tranh và xung đột có tác động trực tiếp đến những người nghèo nhất thế giới, hội nghị đã phản ánh tính cấp thiết về việc thế giới cần chung tay trong nỗ lực chống lại nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng đáng báo động đối với trẻ em, đặc biệt tại những khu vực đang xảy ra xung đột, cũng như gắn kết vấn đề an ninh lương thực với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tại hội nghị, Thủ tướng Anh Sunak kêu gọi cộng đồng quốc tế giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây mất an ninh lương thực, xây dựng hệ thống thực phẩm linh hoạt hơn và hành động ngay để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, Thứ trưởng phụ trách phát triển quốc tế của Anh Andrew Mitchell, người chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị, cho rằng tham vọng, nỗ lực tập thể của cộng đồng quốc tế hiện chưa đáp ứng được quy mô thực tế khắc nghiệt của thời đại. Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, xung đột leo thang, giá lương thực thế giới biến động và một số quốc gia đang trên bờ vực nạn đói. Các nền kinh tế có thể đã bắt đầu phục hồi ổn định sau đại dịch Covid-19, nhưng trong nhiều trường hợp, những người nghèo nhất đang bị bỏ lại phía sau.
Thống kê của Chính phủ Anh cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng vẫn ở mức cao nhất trong 5 năm, với hơn 238 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở mức độ cao và xu hướng này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, Liên hợp quốc đánh giá các hệ thống lương thực toàn cầu hiện bị mất cân bằng khiến hàng tỷ người phải trả giá khi có tới hơn 780 triệu người trên khắp thế giới thiếu lương thực, song khoảng 30% lương thực trên thế giới vẫn bị lãng phí hoặc thất thoát.
Trước tình hình trên, với vai trò là nước đăng cai hội nghị, Anh đã đưa ra một số cam kết đáng chú ý như tài trợ 100 triệu bảng Anh để ứng phó với các cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, tài trợ 100 triệu bảng Anh cho Somalia để xây dựng khả năng phục hồi trước những cú sốc khí hậu và an ninh lương thực hay tài trợ 16 triệu bảng Anh cho Quỹ Dinh dưỡng trẻ em... Bên cạnh đó, Anh còn công bố thành lập Trung tâm khoa học trực tuyến, do Mạng lưới Khoa học về các thách thức lớn nhất cho nhân loại (CGIAR) lãnh đạo, nhằm liên kết các nhà khoa học của Anh với những sáng kiến nghiên cứu nhằm phát triển các loại cây trồng có thể chịu được tác động của biến đổi khí hậu và có khả năng kháng bệnh tốt hơn.
Dù hội nghị không ra tuyên bố chung, cũng như không có cam kết nào về viện trợ tài chính nhằm thúc đẩy các nỗ lực hiện có (ngoại trừ Anh), song như Thứ trưởng Mitchell nhấn mạnh hội nghị là một trong những nỗ lực tìm ra lời giải đối với vấn đề toàn cầu về nạn đói và suy dinh dưỡng, cũng như hướng tới xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững và thích ứng với khí hậu.