【kqbd việt nam hôm nay】Bộ Tài chính: Triển khai nhiều giải pháp đốc thúc giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài

Bộ Tài chính họp với các địa phương về tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài vào ngày 31/8/2020.

Bộ Tài chính họp với các địa phương về tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài vào ngày 31/8/2020. Ảnh: Khánh Huyền

Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) xung quanh nội dung này.

PV: Chính phủ,ộTàichínhTriểnkhainhiềugiảiphápđốcthúcgiảingânnguồnvốnvaynướcngoàkqbd việt nam hôm nay Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có “động thái” rất quyết liệt đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công. Là một trong những “mắt xích” hỗ trợ công tác giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã có những hành động gì để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công với các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài, thưa ông?

Ông Hoàng Hải:Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt một số giải pháp như: Bộ Tài chính đã có các công văn đôn đốc nhập Tabmis, giải ngân, yêu cầu hạn hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt, hoàn trả phần tiền đã rút về tài khoản đặc biệt mà chưa giải ngân hoặc chậm hoàn chứng từ.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã tổ chức 7 đoàn công tác làm việc trực tiếp với các bộ có các dự án sử dụng vốn ODA với quy mô vốn lớn như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; 7 đoàn công tác làm việc với các địa phương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Cao Bằng, Đà Nẵng, Bắc Kạn, Hải Phòng và Hải Dương), trong đó có 2 đoàn do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn trực tiếp trao đổi để tháo gỡ khó khăn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án.

ông Hoàng Hải

Ông Hoàng Hải

Đối với giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài nói riêng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Công văn số 10071/BTC-QLN trực tiếp gửi tới các Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cam kết tiến độ giải ngân vốn nước ngoài hàng tháng cho đến cuối năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã có Công văn số 9106/BTC-QLN đề nghị các bộ, địa phương rà soát số liệu vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đã giải ngân, nhưng chưa thực hiện hạch toán vào ngân sách nhà nước từ năm 2019 trở về trước và có đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm việc hạch toán và quyết toán trong năm 2020.

Mới đây nhất, vào những ngày cuối tháng 8/2020, Bộ Tài chính đã liên tiếp tổ chức 2 hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020.

PV: Ông có thể cho biết, tình hình giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài đến nay như thế nào?

Ông Hoàng Hải:Trên cơ sở chức năng quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính và kết quả 2 hội nghị trực tuyến cho thấy, sau 2 tháng có chỉ đạo sát sao và quyết liệt từ các cấp, các ngành, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài của các bộ, địa phương đã tiến bộ.

Cụ thể các bộ, ngành giải ngân đạt tỷ lệ 21,28% dự toán được giao (3.875 tỷ đồng); các địa phương giải ngân đạt tỷ lệ 25% dự toán vốn cấp phát được giao (8.600 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các bộ, địa phương vẫn tiếp tục giải ngân vốn thuộc dự toán năm 2019 chuyển nguồn/kéo dài với tổng số vốn đã giải ngân là 11.457 tỷ đồng (trong đó các bộ, ngành là 2.663 tỷ đồng; các địa phương là 8.794 tỷ đồng).

Đối với vốn vay lại của địa phương, tỷ lệ giải ngân là 35% kế hoạch cho vay lại được giao (trị giá 6.895 tỷ đồng).

Tuy nhiên, với tốc độ giải ngân như hiện nay thì từ nay đến cuối năm, nếu các bộ ngành, địa phương không có các giải pháp quyết liệt, khắc phục khó khăn thì sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ đã được Quốc hội và Chính phủ giao đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của năm 2020 và cho cả nhiệm kỳ 2016 - 2020.

18 bộ, ngành, địa phương
đề nghị trả lại kế hoạch vốn
hơn 9.067 tỷ đồng

Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương bằng văn bản và ý kiến phát biểu tại 2 hội nghị trực tuyến giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính ghi nhận: 9 bộ, ngành đề nghị trả lại kế hoạch vốn là 4.587 tỷ đồng; 9/62 địa phương đề nghị trả lại kế hoạch vốn với tổng số 4.480,2 tỷ đồng.

PV: Bên cạnh sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có đề xuất giải pháp, kiến nghị gì để tiếp tục đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này trong những tháng cuối năm 2020, thưa ông?

Ông Hoàng Hải:Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đồng thời có công văn gửi các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cần coi việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng bộ, ngành và có cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài ở mức độ 100% dự toán được giao. Do đó, cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án.

Đối với số vốn nước ngoài đã phân bổ các năm trước còn lại, nếu có khả năng giải ngân, các bộ, ngành, địa phương cần sớm tổng hợp kế hoạch đầu tư công còn thiếu để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối chung trong cả giải đoạn 2016 - 2020, song không vượt quá kế hoạch được Quốc hội giao.

Các bộ, ngành, địa phương, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng, xin ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ, đặc biệt là các tranh chấp hợp đồng (nếu có) để có khối lượng hoàn thành, gửi Kho bạc Nhà nước để được xác nhận kiểm soát chi, đủ điều kiện thanh toán.

Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư, trên cơ sở phê duyệt/quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký.

PV: Xin cảm ơn ông!

Làm việc với nhiều bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ
giải ngân vốn đầu tư công

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt một số giải pháp như: Bộ Tài chính đã có các công văn đôn đốc nhập Tabmis, giải ngân, yêu cầu hạn hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt, hoàn trả phần tiền đã rút về tài khoản đặc biệt mà chưa giải ngân hoặc chậm hoàn chứng từ.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã tổ chức 7 đoàn công tác làm việc trực tiếp với các bộ có các dự án sử dụng vốn ODA với quy mô vốn lớn như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; 7 đoàn công tác làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Đức Minh (thực hiện)

Cúp C2
上一篇:Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
下一篇:Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu