当前位置:首页 > La liga

【lich thi đau bong đa】Những nữ hòa giải viên cơ sở

Công tác hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Là thành viên tổ hòa giải ở địa phương,ữngnữhagiảivincơsởlich thi đau bong đa nhiều nữ hòa giải viên đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết xích mích, mâu thuẫn láng giềng, vợ chồng... Và trong thực tế, công tác này hiện nay cho thấy phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xoa dịu mâu thuẫn, hàn gắn tình cảm rạn nứt của nhiều người.

Chị Phạm Thị Xuân, hòa giải viên ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, chia sẻ cùng cán bộ tư pháp về thời gian tham gia công tác hòa giải của mình.

Đến thăm nhà chị Phạm Thị Xuân, ở ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, theo lời giới thiệu của cán bộ tư pháp thị trấn. Gặp chị khi đang tất bật dọn dẹp nhà cửa, chị hồ hởi đón chúng tôi…

Theo chia sẻ của cán bộ tư pháp thị trấn, chị Xuân là một trong những gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương; vừa là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp, vừa là thành viên nữ trong tổ hòa giải ấp Nhơn Xuân. Nhiều năm qua, ấp Nhơn Xuân là một trong những đơn vị có công tác hòa giải ở cơ sở đạt kết quả tốt, số lượng các vụ việc tranh chấp phải hòa giải giảm theo từng năm, trong khi đó tỷ lệ hòa giải thành khá cao, có năm 100% số lượng đơn phát sinh trên địa bàn ấp được hòa giải ngay từ cơ sở.

Nói về thời gian làm công tác hòa giải của mình, chị Xuân không nhớ chính xác bao lâu, chỉ biết rằng mỗi khi trong ấp xảy ra vụ việc tranh chấp nào là chị lại cùng với thành viên tổ hòa giải tham gia giải quyết. Chị Xuân chia sẻ: “Là lao động chính trong gia đình, hàng ngày tất bật từ sáng đến tối với gần 2ha cam sành, nhưng mỗi khi trong ấp có gia đình nào xích mích chuyện vợ chồng, anh em thưa kiện là tôi cố gắng sắp xếp công việc cùng với các chú trong tổ hòa giải đến khuyên nhủ, động viên hai bên đương sự”.

Làm công tác hòa giải như “ăn cơm nhà lo chuyện hàng xóm” và là phụ nữ, chị Xuân hiểu rất rõ công việc của mình. Vì đạo lý sống của người Việt ta từ xưa vốn xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau nên việc hàn gắn rạn nứt tình cảm cho bà con là việc rất quan trọng.

Chị Xuân tâm sự: “Là phụ nữ, mình có thuận lợi hơn trong việc nắm bắt tâm lý, chia sẻ những điều khó nói. Vì vậy, khi tham gia hòa giải những vụ ly hôn hay mâu thuẫn vợ chồng, tôi thường dành nhiều thời gian tâm sự cùng với chị em để tìm ra nguyên nhân, giúp vợ chồng bỏ qua bất hòa, nối lại tình cảm với nhau. Có trường hợp hai vợ chồng mới cưới lại phát sinh cãi vã, quyết ly dị, hòa giải nhiều lần mới thành; rồi một thời gian sau gặp lại, con họ đứa ẵm đứa bồng, thấy vậy trong lòng cũng vui”.

Còn chị Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng ấp So Đũa Lớn A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cũng là một trong những nữ hòa giải viên cơ sở giỏi nhiều năm liền. Là phụ nữ, chị vừa lo chuyện con cái, vừa lo cuộc sống gia đình, nhưng mỗi lần trong ấp có vụ việc nào người dân gửi đơn thưa kiện thì chị xắn tay áo, sắp xếp việc nhà để cùng với các thành viên trong tổ hòa giải bàn bạc, tìm cách giải quyết.

Chị Hương cho biết: “Đã tham gia công tác hòa giải là phải có trách nhiệm, dù bận việc gia đình mấy nhưng khi bà con cần mình phải cố gắng sắp xếp để giải quyết ổn thỏa rồi về làm việc nhà cũng chưa muộn”.

Toàn xã Thạnh Xuân có 9 tổ hòa giải thì đều cơ cấu thành viên nữ tham gia, những nữ hòa giải viên cơ sở này cùng với các thành viên khác đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hòa giải tại địa phương, góp phần giữ gìn bình yên xóm làng, giải quyết nhanh chóng những tranh chấp trong dân.

Nói về vai trò của những nữ hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở. Anh Phạm Hoàng Hướng, cán bộ tư pháp thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, cho biết: “Nữ hòa giải viên luôn có thế mạnh là dễ dàng tiếp cận và nắm bắt tâm lý chị em. Với sự nhẹ nhàng và tinh tế vốn có của mình, nhiều trường hợp phải hòa giải mất nhiều thời gian nhưng nhờ có chị em tham gia đã dễ dàng hòa giải thành. Trong công tác hòa giải tại địa phương, có rất nhiều chị vừa đảm việc nhà giỏi việc hòa giải và rất có uy tín với bà con lối xóm”.

Có thể thấy, để công tác hòa giải ở cơ sở đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thời gian qua không thể không kể đến vai trò và đóng góp của những phụ nữ không ngại khó, ngại khổ, xếp lại công việc gia đình để tham gia hàn gắn tình cảm, hạnh phúc cho bà con vốn đã rạn nứt. Đó là những công việc thầm lặng nhưng có ý nghĩa to lớn đối với xã hội. Qua đó, thể hiện vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong việc xây dựng và phát triển quê hương.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

分享到: